Bệnh viêm phế quản dạng hen hay còn gọi là viêm phế quản co thắt chỉ gặp ở trẻ em do viêm hay gặp ở các tiểu phế quản. Đây là một thể bệnh của viêm phế quản, không phải là một triệu chứng của hen.
Viêm phế quản dạng hen là gì?
Phế quản là đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi, được cấu tạo bởi các phế quản gốc, các tiểu phế quản và các phế nang. Khi bị viêm phế quản dạng hen toàn bộ đường dẫn khí bị viêm nhiễm và chít hẹp lại gây co thắt phế quản. Lúc này người bệnh thường bị khó thở, thở khò khè, thậm chí thở rít lên.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do một số loại virus hô hấp gây ra, thông thường là loại virus RSV làm hẹp những tiểu phế quản trong phổi. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi bị nhiễm virus thường bị viêm phế quản co thắt, còn ở người lớn và trẻ lớn hơn biểu hiện thường nhẹ như cảm, ho thông thường.
Bệnh có thể diễn ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa và mùa đông. Viêm phế quản dạng hen lây qua đường hô hấp nên có khả năng phát triển thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản dạng hen
Trẻ thường có dấu hiệu cảm trong 2 – 3 ngày đầu như ho, sổ mũi, sốt nhẹ.
Sau đó trẻ ho nhiều hơn như ho gà, kèm dịch đờm đặc, đôi khi nhầm lẫn với cơn ho có tiếng ran rít,
Có thể bị khó thở, thở nhanh hơn, khò khè.
Khi trẻ thở sẽ thấy lồng ngực hóp lại.
Sau khi ăn xong trẻ thường muốn nôn vì ngứa họng.
Nặng hơn trẻ có thể bỏ bú, tím tái.
Diễn biến bệnh viêm phế quản dạng hen
Thông thường sau 2 – 3 ngày trẻ sẽ thở ngắn, nặng, thở co thắt. Cơn co thắt có thể kéo dài đến 7 ngày, ho kéo dài khoảng 14 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần liền.
Biến chứng thường gặp của bệnh là viêm tai giữa, có khoảng 20% trẻ gặp biến chứng này. Bệnh viêm phế quản dạng hen có còn biến chứng nguy hiểm hơn như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi nếu bệnh nhi không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Sau khi bị viêm phế quản co thắt, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ chuyển biến thành hen phế quản sau này.
Chăm sóc trẻ viêm phế quản dạng hen tại nhà
Điều trị bằng thuốc: cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ khi trẻ sốt trên 39 độ C. Khi trẻ lên cơn co thắt cần dùng thuốc cắt cơn. Bạn có thể tham khảo thuốc cắt cơn Buto – Asma dạng xịt khí dung với hoạt chất salbutamol thuốc nhanh chóng đi vào từng tiểu phế quản làm giảm cơn co thắt phế quản ở trẻ một cách hiệu quả. Thuốc được chứng nhận của Bộ Y tế an toàn với cả trẻ nhỏ.
Luôn đảm bảo không khí có độ ẩm lý tưởng để giảm bớt độ đặc của đờm và dịch mũi.
Tuyệt đối không được hút thuốc lá ở gần bé vì khói thuốc làm trẻ ho nặng hơn. Theo nghiên cứu, cơn co thắt sẽ tăng lên 4 lần với trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp hít phải khói thuốc lá.
Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung thêm sữa, nước canh ấm để giảm ho và long đờm.
Hút mũi thường xuyên sau khi nhỏ nước muối để dịch mũi không làm nghẹt và ko trôi xuống làm viêm đường hô hấp dưới.
Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Gia đình cần gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh có những triệu chứng nặng như thở khò khè, co thắt nặng hơn, đau ngực, trẻ ngất hoặc không thở được, môi tái xanh, nhịp thở tăng hơn 60 lần/phút, trẻ kêu đau tai, sốt hơn 38 độ C trong suốt 72 tiếng mà không giảm, trẻ ho dai dẳng hơn 3 tuần.
Việc điều trị viêm phế quản dạng hen ở trẻ em cần sự kiên nhẫn của gia đình bởi bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Cha mẹ cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ trong việc chăm sóc bé, dùng thuốc và tái k