Bệnh lý rò thực quản - khí quản
Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
Rò thực quản – khí quản có thể dẫn tới tử vong do:
- Tai biến: sặc thức ăn, đồ uống sang đường thở.
- Biến chứng: viêm nhiễm đường hô hấp dưới kéo dài, tái phát.
1. Nguyên nhân
1.1. Do bẩm sinh: hiếm gặp.
1.2. Do tai biến: đặt nội khí quản, mở khí quản (thường gặp hơn).
1.3.
Do chấn thương: với các vết thương xuyên do vật nhọn đâm, chọc hoặc vết
thương chột do hỏa khí mà đôi khi có thể bỏ qua trong thời gian đầu.
2. Chẩn đoán
2.1. Lâm sàng
2.1.1.
Sặc đường thở: vừa là tai biến vừa là dấu hiệu gợi ý cơ bản, khi lỗ rò
to đưa tới cơn ho sặc, tím tái rõ rệt ngay khi uống hay ăn và có thể đưa
tới tử vong.
2.1.2. Ho: xuất hiện khi nuốt chất lỏng: ho thành cơn kéo dài, dữ dội, có thể do sặc khi nuốt nước bọt.
2.1.3. Viêm nhiễm phế quản – phổi tái phát triển lần hoặc kéo dài, trầm trọng, đặc biệt ở trẻ em.
2.1.4. Đôi khi có bụng trướng do khí đi từ đường hô hấp sang gây ứ hơi dạ dày – ruột.
2.2. X quang:
Là
biện pháp xác định cơ bản cho thấy lỗ rò, vị trí và kích thước. Đặc
biệt kỹ thuật soi X quang và quay phim lúc bệnh nhân nuốt (Radio –
cinematographie).
Lưu ý: Chỉ được dùng thuốc cản quang lỏng, hấp thu được và với lượng nuốt hạn chế.
2.3. Nội soi:
Trong các trường hợp nghi ngờ, cho bệnh nhân uống từ từ một ít xanh methylen và theo dõi phát hiện màu xanh vào khí quản.
Trong
các trường hợp lỗ rò nhỏ, khi bơm hơi qua ống nội khí quản ta có thể
nghe thấy ở vụng thượng vị có tiếng hơi và nước theo nhịp bơm.
3. Xử trí
3.1. Nội khoa:
Đặt ngay ống thông thực quản – dạ dày để cho bệnh nhân ăn – uống, ngừa tai biến sặc sang đường thở.
3.2. Ngoại khoa:
Tùy theo vị trí, nguyên nhân của lỗ rò thực – khí quản mà tiến hành phẫu thuật khâu bít lỗ rò.
Cần nhớ
1. Sặc đường thở, ho cơn kéo dài sau mở khí quản, đặt nội khí quản, vết thương vùng cổ ngực phải nghĩ tới rò thực – khí quản.
2. Ho, sặc, viêm đường hô hấp dưới tái phát ở trẻ sơ sinh cần phải nghĩ tới rò bẩm sinh.
Tags:
cacbenhvekhiquan