Tắm để giữ vệ sinh sạch sẽ trong mùa đông là cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là tắm vào mùa đông phải đúng cách mới có thể bảo vệ sức khỏe nếu không thì bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh mà đặc biệt là các bệnh về khí quảnĐể vừa giữ vệ sinh thân thể vừa giữ sức khỏe tốt nhất, bạn nên tránh 4 điều sau đây khi tắm vào mùa đông:
1. Tắm quá muộnVào mùa đông, càng về đêm, nhiệt độ càng hạ thấp và lạnh hơn khiến các mạch máu trong cơ thể co lại. Nếu tắm muộn về đêm, dù tắm với nước nóng cũng làm cho các tĩnh mạch giãn ra, dễ dẫn đến hạ huyết áp rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Những nguyết huyết áp thấp càng không nên tắm muộn vào mùa đông vì sự thay đổi đáng kể ở nhiệt độ cơ thể khi các tĩnh mạch giãn ra có thể dễ gây ra hiện tượng thiếu máu não, đột quỵ và hôn mê. Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, gội đầu để tránh cơ thể nhiễm lạnh.
2. Tắm nước quá nóng hoặc nước lạnhBạn không nên tắm nước nóng ngay cả trong mùa đông bởi vì nước quá nóng có thể gây ảnh hưởng cho tim và làn da của bạn. Nhiệt độ cao của nước có thể là nguyên nhân phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, làm cho lỗ chân lông nở to, da mất nhiều nước và trở nên khô hơn.
Nhiệt độ cao của nước cũng có thể khiến cho tĩnh mạch trên da phình to hơn, cản trở việc lưu thông máu. Từ đó, lượng máu, dưỡng khí cung cấp cho tim bi giảm đi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.
Trong mùa đông, nhiệt độ cơ thể thường giảm, sức đề kháng và miễn dịch cũng giảm nên cơ thể không có khả năng phòng bệnh như trong các mùa khác. Và những tác động bên ngoài vào cơ thể như tắm nước lạnh, không mặc đủ ấm... khiến nhiệt độ cơ thể càng giảm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, bệnh đường hô hấp và đột quỵ.
Tốt nhất, bạn nên tắm nước ấm và giữ da khô thoáng để tránh nhiễm lạnh. Nhiệt độ của nước tắm cần phù hợp với thân nhiệt của bạn. Bình thường, nhiệt độ nước tắm thích hợp cho mùa đông là từ 24-29 độ C.
3. Tắm ở nơi có gió lùaCho dù là mùa đông hay mùa hè thì việc tắm ở nơi có gió lùa hoặc tắm xong ra ngồi quạt, điều hòa... cũng là điều không được khuyến khích. Vào mùa đông, điều này càng nguy hiểm hơn vì nếu tiếp xúc với gió lùa trong hoặc sau khi tắm sẽ khiến mạch máu trong cơ thể co lại đột ngột, nhiệt độ cơ thể cũng giảm nhanh. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ, tai biến, tử vong.
Do vậy, để an toàn cho sức khỏe, nên tắm ở nơi kín gió. Sauk khi tắm, nên lau khô người rồi mặc đồ ấm trước khi bước ra ngoài phòng tắm vì nhiệt độ bên ngoài có thể thấp hơn phòng tắm.
4. Tắm quá lâuTắm quá lâu với nước nóng hoặc ấm sẽ làm cho da mất nước nhanh và nhiều hơn. Đồng thời, áp lực lên tim cũng tăng do việc lưu thông trong cơ thể bị cản trở (vì tĩnh mạch trên da giãn ra). Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này còn có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu istim, gây ra co rút mạch, tim đập thất thường và đột quỵ, tử vong. Trường hợp nhẹ hơn, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể khiến cơ thể mệt mỏi do dưỡng khí trong máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể không được đầy đủ.
Bởi vậy, dù là mùa nóng hay mùa lạnh, bạn cũng không nên tắm quá lâu để tránh ảnh hưởng sức khỏe, thời gian tắm chỉ nên kéo dài 15-20 phút là phù hợp.
Cách giữ gìn vệ sinh trong mùa lạnhNhiều người cho rằng, vào mùa đông, cơ thể ít vận động, khí hậu lại trong lành, ít bụi bặm nên cơ thể không nhiễm bẩn hay vi trùng, vì vậy, việc tắm rửa, vệ sinh thường xuyên là không cần thiết. Thực tế không phải như vậy. Vi trùng, vi khuẩn rất nhỏ và có ở khắp mọi nơi, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy thì không có nghĩa là tay và cơ thể sạch sẽ. Do đó, việc tắm hàng ngày và rửa tay thường xuyên là hết sức cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và xân nhập vào cơ thể.
Bạn cần rửa tay thường xuyên trong ngày với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là sau trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các chất bẩn, hóa chất độc hại hoặc với các bề mặt có khả năng nhiễm vi trùng cao như đồ dùng ở bệnh viện... Nếu không thể tắm thường xuyên hàng ngày thì cũng cần thay quần áo và vệ sinh bằng nước ấm, ít nhất 2-3 ngày nên tắm một lần với sữa tắm diệt khuẩn. Khi tắm, bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, tránh tình trạng sốc nhiệt, nguy hiểm cho cơ thể.