Bệnh
viêm khí quản đặc biệt dễ bị mắc ở lứa tuổi trẻ em do sức đề kháng còn yếu, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên đăc biệt lưu ý với các bệnh liên quan đến
khí quản dưới đây
|
Viêm khí quản ở trẻ nhỏ |
Viêm khí quản nhánh Viêm
khí quản nhánh cấp tính là do các loại virus hoặc vi khuẩn gây nên, có khi có thể là lây nhiễm hỗn hợp. Viêm khí quản nhánh cấp tính có biểu hiện chủ yếu là ho, ban đầu là ho khan, dần dần có đờm, trẻ lớn tuổi hơn có thể ho ra đờm đặc, có khi kèm theo sốt, nhưng không có hiện tượng khó thở. Triệu chứng toàn thân trẻ nhỏ khá nặng, đa số là sốt, kèm theo triệu chứng đường tiêu hóa như nôn, đi ngoài. Nghe âm thanh thở vùng phổi có tiếng thở ho, hoặc tiếng thở không cố định.
Ho do viêm
khí quản nhánh mạn tính kéo dài, thường phát tác nhiều lần, nhiều ngày không khỏi, ho sáng tối, ban đêm buồn bực. Trong thời kỳ phát tác cấp tính có thể sốt, ho có đờm nhưng lượng không nhiều. Quá trình bệnh kéo dài nên tình trạng sức khỏe nói chưng tương đối kém. Viêm khí quản nhánh mạn tính ít gặp ở thời kỳ trẻ nhỏ. Vậy nên cần tăng cường rèn luyện thân thể cho trẻ để, tăng cường sức đề kháng. Cần chú ý khi khí hậu thay đổi, giữ gìn không khí, trong phòng thoáng gió, mùa thu và mùa đông phải chú ý giữ ấm vùng vai, ngực, bụng, phòng chống bị lạnh và cúm. Thời kỳ phát bệnh ăn uống nên thanh đạm, chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn ít mỡ béo và đồ ngọt.
Phòng chống
viêm khí quản nhánh cấp tính ở trẻ em trước tiên cần chú ý cách ly đường hô hấp, giảm lây nhiễm kế tiếp, đồng thời giữ không khí trong nhà trong lành, thường xuyên thay đổi tư thế trẻ để có lợi cho việc thải chất bài tiết đường hô hấp.
Phình to khí quản nhánh Chứng phình to
khí quản nhánh là chỉ triệu chứng
khí quản nhánh phình to và biến dạng do chứng viêm của khí quản nhánh và các tổ chức xung quanh nó, làm tổn hại thành
khí quản nhánh. Có nhiều nguyên nhân, ngoài nhân tố bẩm sinh như xương mềm, khí quản nhánh phát triển thiếu và cơ thịt thành khí quản nhánh và xơ đàn hồi kém phát triển, đa số là do quá trình nuôi dưỡng sau này gây nên. Thường do trẻ lúc nhỏ mắc bệnh như sởi, ho gà, viêm khí quản nhánh mao mạch, hen khí quản nhánh, kết hạch, tắt nghẽn
khí quản nhánh do chất lạ, cảm cúm và viêm phổi nặng đến lúc trưởng thành gây nên chứng phình to khí quản nhánh.
Vậy nên , để đề phòng chứng phình to khí quản nhánh, từ khi trẻ còn nhỏ, thường xuyên cho trẻ hoạt động ngoài trời, rèn luyện thân thể, tăng cường thể chất, tiêm chủng đúng lúc, đề phòng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính như sởi và ho gà. Đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng, bệnh gù, cần đề phòng lây nhiễm đường hô hấp. Khi phát hiện mắc bệnh sởi, ho gà, hen khí quản nhánh, kết hạch phổi và viêm phổi nặng thì càng phải tích cực chữa trị. Trẻ được chẩn đoán chính xác là phình to khí quản nhánh thì nên chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi, đề phòng mệt mỏi quá độ, đặc biệt cần đề phòng lây nhiễm đường hô hấp và vùng phổi.
Theo (thế giớ mẹ và bé)