Cứu sống trẻ nhỏ bị hẹp khí quản bằng phương pháp mới

Mới đây, 2 cháu bé bị hẹp khí quản bẩm sinh đã được các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 2 cứu chữa thành công bằng phương pháp mới.

Trần Thị Thu Loan, Khoa Hô hấp, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 cho biết, các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 đã phối hợp với bác sĩ BV Chợ Rẫy cứu chữa thành công nhiều trẻ bị hẹp khí quản bẩm sinh.

Theo BS Thu Loan, có hai trường hợp khá điển hình là bé Trần Đức Huy H. (tám tháng tuổi, ngụ tại Gia Lai) và bé Lê Hồng Q. (10 tháng tuổi, ngụ tại Lâm Đồng). Bé Trần Đức Huy H. nhập viện trong tình trạng hẹp khí quản bẩm sinh, khó thở, khi thở thì phát ra tiếng phù phù, toàn thân tím tái, nhiễm trùng hô hấp...



Theo BS Thu Loan, khí quản ở trẻ bình thường có đường kính trung bình khoảng 6mm, trong khi khí quản của bệnh nhân chỉ khoảng 3mm. Sau một thời gian điều trị, khi tình trạng viêm nhiễm hô hấp của bé ổn định, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật tái tạo khí quản cho bé. Sau ba ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể tự thở bình thường và đến nay sau ba tuần điều trị, sức khỏe của bé đã ổn định. Trước đó, cũng với phương pháp này, các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 và BV Chợ Rẫy cũng đã phẫu thuật thành công giúp bé Lê Hồng Q. bị dị dạng bẩm sinh khí quản và không có hậu môn.

“Trước đây, những bệnh nhân bị hẹp khí quản gần như phải nằm viện dài ngày, không có khả năng khắc phục vì không mổ được (do không đặt được nội khí quản, mổ là tử vong). Với phương pháp mới, bệnh nhân sau khi được gây mê, thở Mask, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, mở khí quản và đặt nội khí quản qua vị trí phẫu thuật trong thời gian rất ngắn” - BS Thu Loan chia sẻ.

Xem thêm: Ung thư khí quản

(Theo PNO)
Xem chi tiết…

Cẩn thận khi bạn ho ra máu

Hỏi: Khạc đờm ra vết đen và máu là bị bệnh gì?

Chào bác sĩ ạ. Em năm nay 23 tuổi, giới tính nam, em có vấn đề muốn được bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Mấy hôm nay em hay khạc ra đờm có vết đen và có cả máu nữa không biết như thế e có mắc bệnh gì không ạ?

Trả lời:

Chào em!

Em khạc đờm có máu là một triệu chứng liên quan phần lớn tới thương tổn của đường hô hấp. Trong đờm có máu đỏ tươi hoặc máu đen, lượng từ ít tới nhiều, có khi rất nặng nguy hiểm cho tính mạng.

Các nguyên nhân gây khạc, ho ra máu thường gặp trong các bệnh lý sau:

- Lao phổi: đây dường như là nguyên nhân thường gặp nhất. Ho máu xuất hiện do vỡ các mạch máu trong hang lao (tạo ra do ổ mủ lao bị vỡ, và ho khạc ra ngoài). Thường bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng ho, đau tức ngực kéo dài, sốt về chiều, gầy sút cân…

Ho ra máu (Ảnh minh họa)

- Giãn phế quản: là nguyên nhân hay gặp hàng thứ hai sau lao phổi. Các bệnh nhân giãn phế quản thường hay có giãn các mạch máu đi kèm các vùng phế quản bị giãn. Khi các mạch máu này giãn nhiều sẽ vỡ và gây chảy máu vào lòng phế quản, rồi khạc ra ngoài.

- Ung thư phổi: cũng là nguyên nhân rất hay gặp. Cần lưu ý tới nguyên nhân này khi ho máu xuất hiện ít một, trên bệnh nhân thường là nam giới, tuổi > 40 và có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm.

- Bệnh phế quản: viêm phế quản cấp tính, mạn tính, hen phế quản...

- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim...

- Bệnh toàn thân: Bệnh sinh chảy máu, thể trạng rải rác trong lòng mạch, nhiễm khuẩn huyết, bệnh thiếu vitamin C…

Em nên đi khám, cần thăm khám cẩn thận: khám tai mũi họng, khám phổi, phế quản, khám tổng quát... để chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị sớm.

Em không nên hút thuốc lá, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9%. Em luôn giữ ấm mũi, cổ, ngực và toàn thân khi trời lạnh.

Chúc em mau khỏi bệnh!

Xem chi tiết…

Phẫu thuật thành công ca bệnh ung thư khí quản

Hiện tại sức khỏe bệnh nhân Huế đã ổn định bình thường, chờ ngày xuất viện.

Chiều 16/2, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ Khoa Tiết niệu-Lồng ngực của BV đã phẫu thuật thành công ca bệnh ung thư khí quản ngực.

Trước đó, ngày 5/2, bà Trần Thị Huế (75 tuổi, trú xã Hòa Bắc, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhập viện với các triệu chứng: ho ra máu, khó thở. Tiến hành chụp CT Scanner ngực và nội soi phế quản, các bác sĩ phát hiện khối u trong lòng khí quản, bít gần hoàn toàn khí quản. Bệnh nhân được hội chẩn và mổ cấp cứu, mở ngực, mở khí quản ngực, cắt u. Sau hơn 1 giờ, Thạc sĩ - bác sĩ Thân Trọng Vũ và bác sĩ Lê Kim Phượng đã thực hiện thành công ca phẫu thuật.

Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ cho thấy bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến nang, một bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 0,2% trong tổng số ung thư hệ hô hấp.

Bệnh diễn biến âm thầm nên thường phát hiện muộn và một khi đã xuất hiện triệu chứng thì dễ dẫn đến suy hô hấp và ảnh hưởng tính mạng nếu như không kịp thời khai thông đường thở. Đây là trường hợp đầu tiên phẫu thuật thành công ung thư khí quản ngực tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Xem chi tiết…

Mở khí quản là gì


Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.

Mục đích

Tạo một đường dẫn khí ngắn hơn làm giảm khoảng chết sinh lý bằng cách rạch khí quản và đưa canun vào khí quản.

Chỉ định
Bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày (quá 7 ngày).

Chít hẹp khí quản do phù nề thanh môn và thanh quản, polyp thanh quản.

Tắc phế quản do đờm (xẹp phổi), ứ đọng đờm dãi, hít phải dịch vị, phải rửa phế quản, đặt ống nội khí quản hút đờm không kết quả.

Chống chỉ định


Phẫu thuật vùng cổ.

Viêm trung thất.

Rối loạn đông máu: giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết.

Tuyến giáp quá to (chống chỉ định tương đối).

Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa

Hai bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo về kỹ thuật này.

Một y tá điều dưỡng phụ mổ.

Phương tiện


Bộ dụng cụ phẫu tích.

Banh Laborde và banh Farabeuf.

Canun 3 cỡ (thường cỡ 7, 8, 9).

Máy hút, ống hút đờm.

Bóng ambu, máy thở.

Khăn trải và săng vô khuẩn.

Bông gạc vô khuẩn.

Găng tay.

Dung dịch sát khuẩn.

Xylocain 1%, thuốc an thần, giảm đau ( midazolam, seduxen, fantanyl).

Người bệnh

Động viên, giải thích.

Giải thích kỹ với thân nhân người bệnh.

Nơi thực hiện
Tại buồng vô khuẩn của khoa hồi sức cấp cứu hoặc tại phòng mổ.

Các bước tiến hành

Phẫu thuật viên đứng bên trái người bệnh, người phụ đứng bên phải.

Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa, kê gối vai nhằm bộc lộ vùng cổ, cố định hai tay.

Dùng thuốc an thần, giảm đau: midazolam, hoặc seduxen tiêm tĩnh mạch, có thể kết hợp với fantanyl.

Thở oxy 100% trong 3 – 5 phút.

Sát khuẩn vùng cổ, trải khăn mổ.

Gây tê: gây tê tại chỗ theo các lớp giải phẫu bằng xylocain 1% từ sụn giáp đến hố trên ức.

Kỹ thuật

Thì 1:

Phầu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.

Người phụ dùng banh Farabeuf kéo vén hai mép da sang hai bên và giữ sao cho cân bằng để bộc lộ rõ phẫu trường và khí quản nằm ở giữa.

Thì 2:
Dùng panh nhọn thẳng đầu, tay phải cầm dựng đứng kéo thẳng góc với khí quản, sao cho đỉnh của mũi panh tì chặt vào đường trắng giữa.

Sau đó mở panh và tách rộng từng lớp cân nông, rồi lớp cân sâu và những tĩnh mạch nông ở cổ.

Người phụ dùng banh Farabeuf, tiếp tục vén lớp cân, tĩnh mạch sang hai bên.

Tách lớp cân thứ ba thì bộc lộ lớp cơ cổ dài, phẫu thuật viên tiếp tục làm các động tác tách nốt lớp cơ và vén sang hai bên là bộc lộ thấy khí quản màu trắng ở dưới

Có thể thấy eo tuyến giáp màu nâu nhạt nằm vắt ngang qua khí quản, người phụ dùng banh Farabeuf vén eo tuyến giáp lên trên hay xuống dưới.

Phẫu thuật viên dùng ngón tay sờ vào xác định khí quản, nếu thấy rắn, và sờ thấy các sụn khí quản là đúng.

Tách nốt lớp cân mỏng bọc khí quản.

Thì 3:


Phẫu thuật viên dùng mũi dao mổ rạch theo một đường dọc theo trục khí quản khoảng 1 – 1,5 cm. Khi rạch khí quản không rạch sâu quá 1 cm nếu không có thể làm thủng thành sau khí quản và tổn thương thực quản.

Sau khi rạch, hút sạch dịch ở lỗ mở sau đó dùng banh Laborde luồn qua vết rạch vào khí quản, mở banh Laborde để tạo một lỗ đủ lớn để luồn canun vào khí quản, lúc đó dịch và khí sẽ thoát qua canun ra ngoài.

Cố định canun

Sát trùng quanh vết mở, băng gạc.

Chú ý: Khi bắt đầu rạch khí quản người y tá rút từ từ nội khí quản lên trên vị trí lỗ rạch để tạo thuận lợi cho việc luồn Laborde và canun.

Theo dõi và biến chứng

Theo dõi

Mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2

Chụp XQ phổi kiểm tra

Biến chứng sớm

Chảy máu: có thể do chảy máu tại vết mổ hoặc rách một mạch máu nhỏ. Xử trí bơm căng bóng chèn, khâu cầm máu hoặc buộc mạch máu.

Tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da.

Biến chứng muộn


Viêm loét tại chỗ: vê sinh, sát khuẩn, thay băng hàng ngày.

Chảy máu: do viêm loét hoặc thủng mạch máu gần lỗ mở do trà sát.

Hẹp khí quản.

Dò khí thực quản.

Theo
Xem chi tiết…

Bệnh viêm khi quản ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm khí quản đặc biệt dễ bị mắc ở lứa tuổi trẻ em do sức đề kháng còn yếu, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên đăc biệt lưu ý với các bệnh liên quan đến khí quản dưới đây

Viêm khí quản ở trẻ nhỏ
Viêm khí quản ở trẻ nhỏ

Viêm khí quản nhánh
Viêm khí quản nhánh cấp tính là do các loại virus hoặc vi khuẩn gây nên, có khi có thể là lây nhiễm hỗn hợp. Viêm khí quản nhánh cấp tính có biểu hiện chủ yếu là ho, ban đầu là ho khan, dần dần có đờm, trẻ lớn tuổi hơn có thể ho ra đờm đặc, có khi kèm theo sốt, nhưng không có hiện tượng khó thở. Triệu chứng toàn thân trẻ nhỏ khá nặng, đa số là sốt, kèm theo triệu chứng đường tiêu hóa như nôn, đi ngoài. Nghe âm thanh thở vùng phổi có tiếng thở ho, hoặc tiếng thở không cố định.

Ho do viêm khí quản nhánh mạn tính kéo dài, thường phát tác nhiều lần, nhiều ngày không khỏi, ho sáng tối, ban đêm buồn bực. Trong thời kỳ phát tác cấp tính có thể sốt, ho có đờm nhưng lượng không nhiều. Quá trình bệnh kéo dài nên tình trạng sức khỏe nói chưng tương đối kém. Viêm khí quản nhánh mạn tính ít gặp ở thời kỳ trẻ nhỏ. Vậy nên cần tăng cường rèn luyện thân thể cho trẻ để, tăng cường sức đề kháng. Cần chú ý khi khí hậu thay đổi, giữ gìn không khí, trong phòng thoáng gió, mùa thu và mùa đông phải chú ý giữ ấm vùng vai, ngực, bụng, phòng chống bị lạnh và cúm. Thời kỳ phát bệnh ăn uống nên thanh đạm, chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn ít mỡ béo và đồ ngọt.

Phòng chống viêm khí quản nhánh cấp tính ở trẻ em trước tiên cần chú ý cách ly đường hô hấp, giảm lây nhiễm kế tiếp, đồng thời giữ không khí trong nhà trong lành, thường xuyên thay đổi tư thế trẻ để có lợi cho việc thải chất bài tiết đường hô hấp.

Phình to khí quản nhánh

Chứng phình to khí quản nhánh là chỉ triệu chứng khí quản nhánh phình to và biến dạng do chứng viêm của khí quản nhánh và các tổ chức xung quanh nó, làm tổn hại thành khí quản nhánh. Có nhiều nguyên nhân, ngoài nhân tố bẩm sinh như xương mềm, khí quản nhánh phát triển thiếu và cơ thịt thành khí quản nhánh và xơ đàn hồi kém phát triển, đa số là do quá trình nuôi dưỡng sau này gây nên. Thường do trẻ lúc nhỏ mắc bệnh như sởi, ho gà, viêm khí quản nhánh mao mạch, hen khí quản nhánh, kết hạch, tắt nghẽn khí quản nhánh do chất lạ, cảm cúm và viêm phổi nặng đến lúc trưởng thành gây nên chứng phình to khí quản nhánh.

  Vậy nên , để đề phòng chứng phình to khí quản nhánh, từ khi trẻ còn nhỏ, thường xuyên cho trẻ hoạt động ngoài trời, rèn luyện thân thể, tăng cường thể chất, tiêm chủng đúng lúc, đề phòng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính như sởi và ho gà. Đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng, bệnh gù, cần đề phòng lây nhiễm đường hô hấp. Khi phát hiện mắc bệnh sởi, ho gà, hen khí quản nhánh, kết hạch phổi và viêm phổi nặng thì càng phải tích cực chữa trị. Trẻ được chẩn đoán chính xác là phình to khí quản nhánh thì nên chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi, đề phòng mệt mỏi quá độ, đặc biệt cần đề phòng lây nhiễm đường hô hấp và vùng phổi.

Theo (thế giớ mẹ và bé)
Xem chi tiết…

Những triệu trứng sớm có thể là ung thư khí quản

Hỏi:

"Tôi bị ho, đau ngực, khạc đờm có lẫn máu tươi, đi chụp X-quang phổi cho thấy hình ảnh ung thư phế quản. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân gây nên bệnh này và cách điều trị? "

Trả lời:


Khí quản chia ra hai nhánh, mỗi nhánh chi phối một lá phổi. Trong hai lá phổi, phế quản tiếp tục chia ra vô số các tiểu phế quản. Những tiểu phế quản, tận cùng là ống phế nang, dẫn vào từng phế nang.
Ung thư phế quản là ung thư một trong hai nhánh phế quản gốc, hay một đoạn phế quản thấp, gồm có phế nang. Đây là tình trạng tế bào quá sản, xâm lấn hay loét sùi của các tế bào phế quản phổi, cản trở, gây tắc nghẽn đường dẫn không khí.

Khí quản
Khí quản


Nguyên nhân gặp nhiều là nhiễm chất độc thuốc lá. Ung thư phát triển phá vỡ thành phế quản, xâm nhập nhu mô phổi và di căn. Ho là dấu hiệu đầu tiên. Ho khan, về sau ho có đờm nhày, thỉnh thoảng lẫn máu. Ho kéo dài, thở khò khè, khó thở do tắc nghẽn lòng phế quản, vì tế bào quá sản, xâm lấn và loét sùi gây tắc. Đau, tức ngực nhiều do ho nhiều, vừa co thắt các cơ hô hấp, vừa gây khó thở. Toàn thân suy sụp, sút cân... Soi phế quản bằng ống soi mềm nhìn thấy khối ung thư (vị trí, kích thước) và giúp cho việc sinh thiết khối u. Chụp Xquang và chụp cắt lớp cho thấy vị trí, hình ảnh ung thư.

Điều trị: Giai đoạn đầu chưa di căn, có thể tiến hành phẫu thuật kết hợp tia xạ và hóa chất. Giai đoạn đã di căn, chỉ điều trị bảo tồn bằng hóa chất, tia xạ.
Xem chi tiết…

Viêm thanh quản cấp do virut, có thể dẫn đến viêm khí phế quản

Viêm thanh quản cấp do virut là một bệnh rất thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi thời tiết chuyển khí hậu nóng lạnh đột ngột là yếu tố thuận lợi của bệnh viêm thanh quản cấp. Viêm nhiễm có thể lan nhanh từ mũi họng xuống thanh quản hoặc ngược lại.

Bệnh có nguy hiểm?

Qua nghiên cứu, người ta phát hiện nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp chủ yếu là do virut: influenza, virut APC, Myxovirut, virut cúm, á cúm...

Bệnh xuất hiện đột ngột sau một buổi đi về khuya, mặc lạnh hoặc tiếp xúc với người bị cúm, uống bia rượu lạnh... Bệnh nhân thấy đau mình mẩy, nhức đầu, nuốt nước bọt thấy khô rát và đau, trong miệng tiết nhiều nước bọt nên phải nuốt thường xuyên, sau đó người bệnh bắt đầu có các triệu chứng của viêm thanh quản cấp.


Biểu hiện của viêm thanh quản cấp chủ yếu là sốt, ho và khàn tiếng. Bệnh diễn biến trong vòng 5 - 7 ngày rồi tự khỏi nếu không có biến chứng, nhất là những trường hợp bội nhiễm dẫn đến những bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng chung của cơ thể giảm sút như viêm tai, viêm phổi... Chính vì thế, cần phải theo dõi sát, điều trị đúng và kịp thời, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của biến chứng như đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở..., phải đưa người bệnh vào viện ngay. Viêm thanh quản cấp ở người lớn diễn biến chủ yếu theo chiều hướng tốt, chỉ cần điều trị triệu chứng là hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol, giảm ho, chống phù nề, nên sử dụng corticoid trong những trường hợp này với thời gian 7 ngày... Bệnh nhân dần dần hết sốt, không ho và tiếng nói trong dần trở lại.

Tuy nhiên, viêm thanh quản cấp ở trẻ em diễn biến lại khá nguy hiểm do đặc điểm ở trẻ em là hiện tượng phù nề dữ dội trong khi kích thước đường thở của trẻ lại nhỏ chỉ bằng 1/3 người lớn, tổ chức liên kết vùng này lại lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong. Phù nề thường khu trú ở hạ thanh môn, có thể lan rộng xuống khí, phế quản. Niêm mạc thanh quản màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Đôi khi quá trình viêm tạo nên những ổ áp-xe rồi vỡ loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí, phế quản dẫn đến viêm khí phế quản.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ biểu hiện triệu chứng chính là khó thở kèm theo tiếng khóc khàn. Trẻ quấy khóc nhiều, ăn ít. Khó thở xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ mười của bệnh. Khó thở kiểu thanh quản tăng nhanh trong vòng vài giờ rồi chuyển thành khó thở nặng. Tiếng ho ông ổng như tiếng chó sủa khi viêm nhiễm lan sâu xuống hạ thanh môn (ngay dưới thanh quản). Thỉnh thoảng lại xuất hiện một cơn co thắt thanh quản làm trẻ ngạt thở, trợn mắt, môi, mặt và đầu chi tím.

Triệu chứng toàn thân xấu. Trẻ sốt cao 39-40ºC, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt. Lúc này, soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc nhiều xuất tiết nhầy, hai dây thanh xung huyết, dưới thanh môn có hai khối phù nề hình thoi màu đỏ che lấp hạ thanh môn – đây chính là nguyên nhân gây khó thở. Bệnh tiến triển bất thường. Nếu diễn biến theo chiều hướng tốt, khó thở thuyên giảm sau vài ngày. Trong trường hợp xấu, khó thở ngày càng tăng và trẻ tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được xử trí kịp thời.

Điều trị thế nào?

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em phải được điều trị tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng và theo dõi chặt chẽ: Cho trẻ thở oxy hỗ trợ; Nếu thấy khó thở nặng, phải mở ngay một lỗ thở ở bên dưới chỗ phù nề thanh quản (mở khí quản); Kháng sinh toàn thân đường tiêm nhóm ß lactam hoặc phối hợp với nhóm macrolid; Tiêm tĩnh mạch các thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm corticoid; Nếu có cơn co thắt, phải sử dụng thêm thuốc chống co thắt như salbutamol dạng khí dung hoặc tĩnh mạch; Sử dụng các thuốc an thần để tránh các kích thích tạo cơn khó thở; Nâng cao thể trạng cho trẻ là điều cần thiết để giúp trẻ chống đỡ lại bệnh.

Một số ít trường hợp bệnh nhân dưới 1 tuổi, viêm thanh quản cấp sau đó bị bội nhiễm liên cầu ß tan huyết nhóm A hoặc tụ cầu trở thành viêm thanh – khí - phế quản ngạt thở. Lúc này, quá trình phù nề xuất phát từ hạ thanh môn, sau đó lan nhanh xuống khí - phế quản, đồng thời niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết nhiều nhầy đặc quánh làm tắc lòng khí - phế quản. Trẻ đột ngột sốt cao và khó thở nặng, khó thở nhanh, thở ậm ạch, có ran ở phổi. Bệnh diễn biến rất nhanh và thường tử vong sau 24 giờ.

 Việc phòng tránh viêm thanh quản cấp cho trẻ nhỏ là hết sức cần thiết do mức độ  nặng nề của bệnh. Tránh không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài trời khi trời khuya. Không đưa trẻ đi chơi những chỗ đông người, nhất là khi đang có dịch. Giữ ấm vùng cổ, ngực và bụng cho trẻ trong mùa lạnh. Người lớn tránh đi uống bia rượu khuya khi thời tiết thay đổi.        
Xem chi tiết…

Hẹp đường khí quản, điều trị ở đâu?

Bệnh của ông nội em bị hẹp đường khí quản phổi. Uống thuôc hết một thời gian , khi trở trời là bị khó thở, người rất yệu Em xin hỏi bác sĩ là bênh của ông em có chữa được hết không? Nhiều người nói bệnh này là 1 dạng của bệnh hen, không thể chữa hết được, phải phòng ngừa là chịnh Như vậy có đúng không? Bác sĩ vui lòng chỉ cho em biết chỗ nào có thể điều trị bệnh này tốt nhất và có hiệu quả nhất . Em xin cám ợn


Trả lời: 
Bệnh hẹp khí phế quản có nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải như sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản, sau đặt nội khí quản, chấn thương khí quản... Hẹp khí quản cản trở chức năng hô hấp cũng như khả năng phát âm của bệnh nhân.

Hiện nay, thủ thuật đặt stent qua nội soi để cải thiện tình trạng hẹp khí quản được áp dụng khá hiệu quả. Bạn có thể liên hệ Bệnh Viện Tai Mũi Họng hoặc khoa Tai Mũi Họng BV Chợ Rẫy để chữa trị.

Hen là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do viêm nhiễm mãn tính khi các phế quản nhỏ bị hẹp, không khí qua đó khó khăn vì:

- Co thắt của các cơ ở thành phế quản.

- Sưng và phù nề lốp niêm mạc của phế quản.

- Tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản.
Để chẩn đoán chính xác bệnh của ông nội, bạn cần đưa ông đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các sĩ sẽ có kết luận sau khi thăm khám và có chỉ dẫn điều trị bệnh hiệu quả.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.
Xem chi tiết…

Bệnh viêm phế quản dạng hen

Bệnh viêm phế quản dạng hen hay còn gọi là viêm phế quản co thắt chỉ gặp ở trẻ em do viêm hay gặp ở các tiểu phế quản. Đây là một thể bệnh của viêm phế quản, không phải là một triệu chứng của hen.


Viêm phế quản dạng hen là gì?

Phế quản là đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi, được cấu tạo bởi các phế quản gốc, các tiểu phế quản và các phế nang. Khi bị viêm phế quản dạng hen toàn bộ đường dẫn khí bị viêm nhiễm và chít hẹp lại gây co thắt phế quản. Lúc này người bệnh thường bị khó thở, thở khò khè, thậm chí thở rít lên.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do một số loại virus hô hấp gây ra, thông thường là loại virus RSV làm hẹp những tiểu phế quản trong phổi. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi bị nhiễm virus thường bị viêm phế quản co thắt, còn ở người lớn và trẻ lớn hơn biểu hiện thường nhẹ như cảm, ho thông thường.

Bệnh có thể diễn ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa và mùa đông. Viêm phế quản dạng hen lây qua đường hô hấp nên có khả năng phát triển thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản dạng hen

Trẻ thường có dấu hiệu cảm trong 2 – 3 ngày đầu như ho, sổ mũi, sốt nhẹ.

Sau đó trẻ ho nhiều hơn như ho gà, kèm dịch đờm đặc, đôi khi nhầm lẫn với cơn ho có tiếng ran rít,

Có thể bị khó thở, thở nhanh hơn, khò khè.

Khi trẻ thở sẽ thấy lồng ngực hóp lại.

Sau khi ăn xong trẻ thường muốn nôn vì ngứa họng.

Nặng hơn trẻ có thể bỏ bú, tím tái.

Diễn biến bệnh viêm phế quản dạng hen

Thông thường sau 2 – 3 ngày trẻ sẽ thở ngắn, nặng, thở co thắt. Cơn co thắt có thể kéo dài đến 7 ngày, ho kéo dài khoảng 14 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần liền.

Biến chứng thường gặp của bệnh là viêm tai giữa, có khoảng 20% trẻ gặp biến chứng này. Bệnh viêm phế quản dạng hen có còn biến chứng nguy hiểm hơn như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi nếu bệnh nhi không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Sau khi bị viêm phế quản co thắt, đường thở của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ chuyển biến thành hen phế quản sau này.

Chăm sóc trẻ viêm phế quản dạng hen tại nhà

Điều trị bằng thuốc: cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ khi trẻ sốt trên 39 độ C. Khi trẻ lên cơn co thắt cần dùng thuốc cắt cơn. Bạn có thể tham khảo thuốc cắt cơn Buto – Asma dạng xịt khí dung với hoạt chất salbutamol thuốc nhanh chóng đi vào từng tiểu phế quản làm giảm cơn co thắt phế quản ở trẻ một cách hiệu quả. Thuốc được chứng nhận của Bộ Y tế an toàn với cả trẻ nhỏ.

Luôn đảm bảo không khí có độ ẩm lý tưởng để giảm bớt độ đặc của đờm và dịch mũi.

Tuyệt đối không được hút thuốc lá ở gần bé vì khói thuốc làm trẻ ho nặng hơn. Theo nghiên cứu, cơn co thắt sẽ tăng lên 4 lần với trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp hít phải khói thuốc lá.

Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung thêm sữa, nước canh ấm để giảm ho và long đờm.

Hút mũi thường xuyên sau khi nhỏ nước muối để dịch mũi không làm nghẹt và ko trôi xuống làm viêm đường hô hấp dưới.

Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Gia đình cần gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh có những triệu chứng nặng như thở khò khè, co thắt nặng hơn, đau ngực, trẻ ngất hoặc không thở được, môi tái xanh, nhịp thở tăng hơn 60 lần/phút, trẻ kêu đau tai, sốt hơn 38 độ C trong suốt 72 tiếng mà không giảm, trẻ ho dai dẳng hơn 3 tuần.

Việc điều trị viêm phế quản dạng hen ở trẻ em cần sự kiên nhẫn của gia đình bởi bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Cha mẹ cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ trong việc chăm sóc bé, dùng thuốc và tái k
Xem chi tiết…

5 nhóm thực phẩm có tác dụng ngăn chặn các bệnh ung thư

Màu sắc thực phẩm chính là những dấu hiệu phản ánh lợi ích của thực phẩm đó đối với sức khỏe, đặc biệt là ngăn chặn bệnh ung thư.Ung thư gan: nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống, ngăn chặn bệnh ung thư. Thực phẩm ở bất kỳ nhóm màu nào đều có thuộc tính chống các loại ung thư cụ thể. Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm để phù hợp với chế độ ăn uống hằng ngày của bạn.


Thực phẩm màu đỏ

Thực phẩm màu đỏ chống lại ung thư tuyến tụy và buồng trứng. Cà chua được chứng minh có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư buồng trứng trong một nghiên cứu trên 15.000 phụ nữ. Ăn cà chua nhiều hơn 4 lần một tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng lên đến 50%.

Một nghiên cứu khác đã chứng tỏ, cà chua làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Các yêu tốt bảo vệ tuyến tụy có thể liên kết với lycopene. Lycopene rất đa dạng và phong phú trong các thực phẩm như ớt và quả mọng đỏ. Bạn nên ăn một khẩu phần các loại thực phẩm màu đỏ ít nhất một lần một ngày.

Thực phẩm màu vàng cam

Thực phẩm màu cam góp phần chiến đấu chống ung thư dạ dày và ung thư buồng trứng. Beta carotene trong khoai lang, bí ngô, cà rốt... đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư dạ dày bằng cách thúc đẩy phá hủy tế bào ung thư. Acid Caffeic là một chất hữu cơ được tìm thấy trong cà rốt và khoai lang, đã được chứng minh là làm chậm sự phát triển ung thư vú, thậm chí hỗ trợ giết chết tế bào ung thư. Bạn nên ăn những thực phẩm màu cam ít nhất ba lần một tuần.

Thực phẩm màu vàng

Thực phẩm màu vàng góp phần chiến đấu chống ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Các loại trái cây màu vàng như bưởi, chanh, quýt, đu đủ rất giàu vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại hầu hết các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư miệng, vòm họng, dạ dày cũng như đại tràng.

Những thực phẩm có màu vàng cũng rất giàu flavonoid có tác dụng ức chế tăng trường của tế bào ung thư và giúp giải độc cơ thể. Bạn nên thêm các loại thực phẩm có màu vàng ít nhất 2 lần/ngày.

Các loại thực phẩm có màu xanh lá cây

Thực phẩm màu xanh lá cây giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bênh ung thư phổi, vú và tử cung. Đã có bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng các loại rau họ cải như rau cải ngọt, cải canh, súp lơ xanh, súp lơ và cải bắp có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các nguy cơ ung thư phổi, vú, tử cung, dạ dày và ruột.

Những loại thực phẩm có màu xanh lá cây rất giàu glucosinolate, một hợp chất bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của ung thư. Những loại thực phẩm này cũng rất giàu vitamin K cần thiết cho việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và ung thư tuyến tụy. Bạn nên ăn thực phẩm này ít nhất một lần một ngày để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thực phẩm màu trung tính

Thực phẩm màu trung tính giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư tử cung, dạ dày, ruột kết. Nấm, tỏi, hành, hẹ tây và hẹ ( những thực phẩm thuộc gia đình hành). Nhóm các thực phẩm này thuộc họ Allium chay. Các hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn. Allicin được tiết ra trong quá trình cắt, nghiền hoặc nhai. Sau khi thái tỏi, băm tỏi, bạn nên chờ 10 phút để allicin được hình thành.

Polyphenol được tìm thấy trong hành tây có đặc tính chống ung thư trên các dòng tế bào ung thư ruột kết. Hành tây cũng chứa các chất chống ung thư tự nhiên như anthocyanin, apigenin, quercetin và myricetin. Phụ nữ thường xuyên ăn các loại thực phẩm này có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp. Nấm không những chứa nhiều vitamin D mà còn làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Hãy ăn những thực phẩm này hàng ngày để phòng ngừa các bệnh ung thư.
Xem chi tiết…

Ung thư phổi có thể nằm ẩn trong cơ thể hơn 20 năm

Khối ung thư (u ác tính) kể cả ung thư phổi có thể nằm ẩn trong phổi của người từng hút thuốc lá hơn 20 năm trước khi phát bệnh trở thành căn bệnh nguy hiểm.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Science của các nhà khoa học Anh vừa cho biết. Các nhà khoa học Anh cho biết, sau khi lỗi đột biến ban đầu trong các tế bào phổi do nhiễm khói thuốc lá có thể khó phát hiện trong một thời gian dài, chỉ phát bệnh khi được kích hoạt bởi khuyết điểm đột biến mới.


Giáo sư Charles Swanton, trưởng nhóm nghiên cứu, Viện nghiên cứu London, cùng các đồng nghiệp tiến hành phân tích bệnh ung thư phổi đối với 7 bệnh nhân: nhóm này bao gồm những người từng hút thuốc, đang hút thuốc và chưa từng hút thuốc  và đánh giá việc hút thuốc ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có rất nhiều lỗi di truyền ban đầu dẫn đến ung thư phổi là do thuốc lá.

Phát hiện này giải thích tại sao việc điều trị ung thư phổi mang lại thành công hạn chế. Vì cácmầm bệnh gây ung thư phổi có thể ẩn trong cơ thể đến khi có tác động của khiếm khuyết tế bào khiến nó phát bệnh.

Theo Giáo sư Nic Jones, nhà khoa học hàng đầu về nghiên cứu ung thư Anh, “Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm phương pháp phù hợp để phát hiện ung thư phổi sớm khi nó mới ở giai đoạn ủ bệnh để xử lý trước khi nó trở thành ác tính”.
Xem chi tiết…

Chất độc hại cần tránh xa để tránh ung thư phổi

Ngoài thuốc lá, vật liệu amiang, khí radon (trong tầng hầm, hầm mỏ...) và một số kim loại, bức xạ nhất định sẽ gây nên căn bệnh chết người: Ung thư phổi.


Xem chi tiết…

4 điều nguy hiểm cần tránh khi tắm vào mùa đông

Tắm để giữ vệ sinh sạch sẽ trong mùa đông là cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là tắm vào mùa đông phải đúng cách mới có thể bảo vệ sức khỏe nếu không thì bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh mà đặc biệt là các bệnh về khí quản

Để vừa giữ vệ sinh thân thể vừa giữ sức khỏe tốt nhất, bạn nên tránh 4 điều sau đây khi tắm vào mùa đông:

1. Tắm quá muộn

Vào mùa đông, càng về đêm, nhiệt độ càng hạ thấp và lạnh hơn khiến các mạch máu trong cơ thể co lại. Nếu tắm muộn về đêm, dù tắm với nước nóng cũng làm cho các tĩnh mạch giãn ra, dễ dẫn đến hạ huyết áp rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Những nguyết huyết áp thấp càng không nên tắm muộn vào mùa đông vì sự thay đổi đáng kể ở nhiệt độ cơ thể khi các tĩnh mạch giãn ra có thể dễ gây ra hiện tượng thiếu máu não, đột quỵ và hôn mê. Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, gội đầu để tránh cơ thể nhiễm lạnh.


2. Tắm nước quá nóng hoặc nước lạnh

Bạn không nên tắm nước nóng ngay cả trong mùa đông bởi vì nước quá nóng có thể gây ảnh hưởng cho tim và làn da của bạn. Nhiệt độ cao của nước có thể là nguyên nhân phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, làm cho lỗ chân lông nở to, da mất nhiều nước và trở nên khô hơn.

Nhiệt độ cao của nước cũng có thể khiến cho tĩnh mạch trên da phình to hơn, cản trở việc lưu thông máu. Từ đó, lượng máu, dưỡng khí cung cấp cho tim bi giảm đi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.

Trong mùa đông, nhiệt độ cơ thể thường giảm, sức đề kháng và miễn dịch cũng giảm nên cơ thể không có khả năng phòng bệnh như trong các mùa khác. Và những tác động bên ngoài vào cơ thể như tắm nước lạnh, không mặc đủ ấm... khiến nhiệt độ cơ thể càng giảm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, bệnh đường hô hấp và đột quỵ.

Tốt nhất, bạn nên tắm nước ấm và giữ da khô thoáng để tránh nhiễm lạnh. Nhiệt độ của nước tắm cần phù hợp với thân nhiệt của bạn. Bình thường, nhiệt độ nước tắm thích hợp cho mùa đông là từ 24-29 độ C.

3. Tắm ở nơi có gió lùa

Cho dù là mùa đông hay mùa hè thì việc tắm ở nơi có gió lùa hoặc tắm xong ra ngồi quạt, điều hòa... cũng là điều không được khuyến khích.  Vào mùa đông, điều này càng nguy hiểm hơn vì nếu tiếp xúc với gió lùa trong hoặc sau khi tắm sẽ khiến mạch máu trong cơ thể co lại đột ngột, nhiệt độ cơ thể cũng giảm nhanh. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ, tai biến, tử vong.

Do vậy, để an toàn cho sức khỏe, nên tắm ở nơi kín gió. Sauk khi tắm, nên lau khô người rồi mặc đồ ấm trước khi bước ra ngoài phòng tắm vì nhiệt độ bên ngoài có thể thấp hơn phòng tắm.

4. Tắm quá lâu

Tắm quá lâu với nước nóng hoặc ấm sẽ làm cho da mất nước nhanh và nhiều hơn. Đồng thời, áp lực lên tim cũng tăng do việc lưu thông trong cơ thể bị cản trở (vì tĩnh mạch trên da giãn ra). Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này còn có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu istim, gây ra co rút mạch, tim đập thất thường và đột quỵ, tử vong. Trường hợp nhẹ hơn, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể khiến cơ thể mệt mỏi do dưỡng khí trong máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể không được đầy đủ.

Bởi vậy, dù là mùa nóng hay mùa lạnh, bạn cũng không nên tắm quá lâu để tránh ảnh hưởng sức khỏe, thời gian tắm chỉ nên kéo dài 15-20 phút là phù hợp.

Cách giữ gìn vệ sinh trong mùa lạnh

Nhiều người cho rằng, vào mùa đông, cơ thể ít vận động, khí hậu lại trong lành, ít bụi bặm nên cơ thể không nhiễm bẩn hay vi trùng, vì vậy, việc tắm rửa, vệ sinh thường xuyên là không cần thiết. Thực tế không phải như vậy. Vi trùng, vi khuẩn rất nhỏ và có ở khắp mọi nơi, ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy thì không có nghĩa là tay và cơ thể sạch sẽ. Do đó, việc tắm hàng ngày và rửa tay thường xuyên là hết sức cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và xân nhập vào cơ thể.

Bạn cần rửa tay thường xuyên trong ngày với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là sau trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các chất bẩn, hóa chất độc hại hoặc với các bề mặt có khả năng nhiễm vi trùng cao như đồ dùng ở bệnh viện... Nếu không thể tắm thường xuyên hàng ngày thì cũng cần thay quần áo và vệ sinh bằng nước ấm, ít nhất 2-3 ngày nên tắm một lần với sữa tắm diệt khuẩn. Khi tắm, bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, tránh tình trạng sốc nhiệt, nguy hiểm cho cơ thể.
Xem chi tiết…

Cây húng chanh trị viêm họng hiệu quả

Húng chanh có vị cay, tính ấm và có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng hiệu quả.

Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông. Húng chanh có chứa tinh dầu giàu hợp chất phenol, salixylat eugenol và sắc tố đỏ colein, kháng sinh mạnh.

Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, ho, viêm họng, hen suyễn, trị ong, kiến, bọ cạp đốt.


Cách dùng húng chanh trị bệnh: 

Ho, viêm họng, khản tiếng: Húng chanh, kinh giới, tía tô, hẹ, gừng tươi mỗi thứ 8g sắc với 500ml nước, chia uống ngày 3 lần. Hoặc lá húng chanh rửa sạch, thêm chút muối, ngậm nuốt nước dần. Hoặc húng chanh 10g giã ép nước cốt uống ngày 2 lần. Với trẻ em cần thêm đường, hấp cách thủy uống.

Cây húng chanh trị viêm họng hiệu quả 

Hen suyễn có đờm: Húng chanh 10g, lá cây bỏng 10g ép nước uống khi đi ngủ.

Chữa cảm cúm: Lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.

Đau bụng: Vài lá húng chanh thêm chút muối, nhai nuốt nước dần.

Giảm đau nhức do bị kiến độc đốt, rết, bọ cạp đốt: Húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ đốt.
Xem chi tiết…

Dấu hiệu cho thấy bạn có hệ miễn dịch yếu

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi trong mùa này, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có hệ miễn dịch yếu.

Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể bị cảm lạnh, nhưng nếu bạn bị cảm lạnh thường xuyên hơn, kèm theo các dấu hiệu như stress, mệt mỏi, cơ thể mất nước... bạn cần phải làm gì đó để tăng cường hệ miễn dịch vì đó chính là dấu hiệu chứng tỏ bạn có hệ miễn dịch yếu ớt.


1. Bạn hay bị ốm

Thường xuyên bị ốm là dấu hiệu của hệ miễn dịch kém. Nếu bạn là người duy nhất trong văn phòng bị ốm khi thời tiết chỉ bắt đầu lạnh đi, bạn mắc bệnh sớm hơn những người khác trung bình 6 tuổi. Người lớn ở khí hậu ôn đới trung bình bị cảm lạnh 2-4 lần vào cuối mùa thu và mùa đông. Nếu bạn bị cảm quá nhiều lần, hệ miễn dịch của bạn yếu hơn những người khác.

2. Bạn luôn bị stress

Căng thẳng lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn có thể khiến sức khỏe miễn dịch của bạn bị tổn hại. Căng thẳng có thể bởi nhiều lý do nhưng khi nó đã ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch thì sẽ khiến bạn dễ bị ốm hơn và các loại virus lưu lại cơ thể bạn lâu hơn.

3. Bạn luôn thèm đường 

Có nhiều lý do khiến đường gây hại cho chúng ta, nhưng bạn vẫn thường thèm đường. Đường ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn bởi vì nó làm suy yếu phản ứng của các tế bào bạch cầu. Tiêu thụ nhiều hơn 100 gram đường mỗi ngày cản trở khả năng chống lại vi trùng và vi khuẩn của cơ thể. Nhưng cơ thể bạn vẫn không ngừng thèm đường.

4. Cơ thể bạn bị mất nước

Mất nước là một triệu chứng của khả năng miễn dịch thấp và có thể kiểm tra một cách dễ dàng. Hãy quan sát màu sắc nước tiểu của bạn. Nếu nước tiểu của bạn màu vàng đậm, bạn cần uống nhiều nước hơn. Lời khuyên này càng đúng khi bạn bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.

5. Bạn hay mệt mỏi, bơ phờ và không có năng lượng

Tất cả chúng ta phải mất một chút thời gian để thích nghi với sự thay đổi mùa, và một số người trong chúng ta thường buồn bã (rối loạn điều chỉnh theo mùa), nhưng nếu bạn thích nghi chậm hơn những người khác, bạn cần phải lo lắng về hệ miễn dịch của mình, nhất là khi bạn thường bơ phờ và buồn ngủ.

6. Mũi của bạn thường bị khô

Chúng ta thường thấy cảm lạnh, cảm cúm thường đi liền với nghẹt mũi, sổ mũi, và điều này là do mũi sản xuất chất nhầy để chống lại vi trùng. Nhưng nếu mũi của bạn vẫn khô khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm, bạn nhạy cảm hơn với những mầm bệnh gây ra cảm lạnh và cúm.

7. Bạn thừa cân

Bạn có biết rằng bệnh béo phì gây ra rối loạn trao đổi chất, làm tăng nguy cơ nhiễm virus cúm H1N1? Những bất thường trong trao đổi chất làm suy yếu tất cả các cơ quan trên cơ thể bạn. Thừa cân đặt áp lực lên trên cơ thể, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khiến vi trùng, vi khuẩn dễ tấn công vào cơ thể.
Xem chi tiết…

4 nhóm bệnh gặp nhiều nhất khi thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thất cũng là điều kiện làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Vì vậy, người dân càng cần có biện pháp bảo vệ sức khỏe thích hợp.

Dưới đây là 4 nhóm bệnh phát triển mạnh khi thời tiết chuyển lạnh cho đến nay:


Bênh cảm cúm, viêm phế quản

Thời tiết chuyển sang lạnh, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh, khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và bạn rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh cúm, viêm phế quản. Nếu thấy hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu chóng mặt, bạn nên nghĩ đến khả năng mình đã mắc các bệnh này.

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản là trẻ gặp khó khăn khi thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm…

Để phòng ngừa bệnh cúm, hãy ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng và rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh trú ngụ trên cơ thể và có cơ hội vào trong cơ thể gây bệnh.

Bệnh dịch hạch

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 3 tháng qua tại Madagascar đã ghi nhận 119 trường hợp mắc bệnh dịch hạch (2% là dịch hạch thể phổi) trong đó có 40 trường hợp tử vong.

Dịch hạch là bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây nên và lưu hành trong quần thể động vật thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia), chủ yếu là các loại chuột sống gần người. Trung gian truyền bệnh dịch hạch là bọ chét. Vi khuẩn dịch hạch cũng có thể xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc có thể do hít trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí khi có tiếp xúc trực tiếp với vật chủ bị bệnh hoặc chết vì dịch hạch, nhất là dịch hạch thể phổi.

Người mắc bệnh dịch hạch thường có những triệu chứng khởi phát đột ngột như ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và sốt cao 39-40 độ C, hoại tử các mô và cơ quan trong cơ thể dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng chống dịch hạch Cục y tế dự phòng đưa ra khuyến cáo:Người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo thực phẩm ăn, uống được che, đậy an toàn..., tránh để chuột, bọ chét tiếp xúc, thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét hiệu quả.

Tiêu chảy do virus Rota

Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota dễ lây lan vì lượng virus thải ra trong phân rất lớn, hơn nữa virut rota lại sống được trong môi trường tự nhiên như trên các bề mặt tiếp xúc của đồ chơi, mặt bàn ghế, trong nước và trên da...

Virus Rota có khả năng lây nhiễm rất cao, tấn công nhanh và trực tiếp vào hệ tiêu hoá của trẻ, gây tiêu chảy, mất nước và có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.

Khi trẻ nhiễm virus Rota, cha mẹ cần bù nước cho con bằng cách cho con uống đủ nước, uống cả loại nước hoa quả, oresol… Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Uống vaccine là một trong những giải pháp phòng bệnh hữu hiệu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại trừ nguy cơ mắc bệnh.

Các bệnh khác như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản cũng xuất hiện trong mùa này.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.667 ca sởi, sốt xuất huyết 883 ca, tay chân miệng 894 ca, viêm não Nhật Bản 22 ca… và các bệnh này vẫn có xu hướng xuất hiện trong thời điểm hiện nay.

Các bệnh như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng… thường do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa. Hơn nữa, mùa đông cũng là thời điểm thuận tiện cho virus phát triển nên việc phòng ngừa bệnh cũng rất quan trọng.

Với những bệnh có vaccine tiêm phòng, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Đối với các bệnh khác không có vaccine tiêm phòng hoặc trẻ chưa được tiêm thì cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh khác như ăn uống lành mạnh, tránh tiếp xúc với người bệnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Lưu ý phòng bệnh trong mùa đông:

Để phòng tránh các bệnh trong mùa đông, người dân cần chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ càng cần giữ ấm để trẻ tránh nhiễm lạnh, đặc biệt là gió lạnh khi chiều về. Cần vệ sinh ăn uống và cơ thể cho trẻ thường xuyên bằng cách dùng xà phòng, sữa tắm diệt khuẩn để tránh nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hơn nữa, cha mẹ cũng cần lưu ý để trẻ không thực hiện thói quen ngoáy mũi, mút tay, hắt xì vào không khí... để tránh phát tán vi trùng. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, không tự ý điều trị cho trẻ.
Xem chi tiết…

Top 5 loại trái cây giúp "làm sạch" gan đến bất ngờ

Gan có trách nhiệm thải ra các chất độc hại. Vì vậy, "làm sạch" gan là việc hết sức cần thiết để giúp nó thực hiện chức năng của mình một cách hoàn hảo.

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tái sinh vì nó có thể thay thế các mô tổn thương bằng các tế bào mới. Nó giúp chuyển hóa chất béo, là môi trường giải độc hóa chất, sản xuất chất hóa sinh cần thiết cho tiêu hóa...

Thêm vào đó, nó có trách nhiệm tổng hợp cholesterol, tổng hợp protein, và thải ra các chất độc hại. Vì vậy, "làm sạch" gan là việc hết sức cần thiết để giúp nó thực hiện chức năng của mình một cách hoàn hảo.


Lợi ích của việc "làm sạch" gan bao gồm:

- Cải thiện chức năng gan
- Giảm vấn đề bệnh tật ở gan
- Trợ giúp tiêu hóa
- Thúc đẩy sự trao đổi chất
- Thanh lọc máu
- Làm sạch ống mật
- Kiểm soát dị ứng
- Giảm nguy cơ sỏi mật và làm giảm đau bụng do rối loạn túi mật
- Giảm các triệu chứng chữa bệnh như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chán ăn...

Tuy nhiên, "làm sạch" gan không được coi là phương pháp chữa trị tổn thương gan do các bệnh tự miễn dịch, tiêu thụ rượu quá mức... Hơn nữa, các can thiệp "làm sạch" gan nó có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu, tiêu chảy, nôn, đau bụng, và như vậy.

Bởi vậy, người bị bệnh tiểu đường, huyết áp thấp, và bệnh tim đặc biệt, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi chọn cho một thủ tục "làm sạch" gan bởi vì nó liên quan đến việc ăn chay.

Dấu hiệu gan bị tổn thương

- Phân nhạt màu (do thiếu sản xuất mật)
- Nước tiểu sẫm màu (vì các thành phần mật bilirubin - màu cam không được lọc)
- Chảy máu hoặc dễ bị bầm tím bất thường (khả năng của gan là sản xuất protein để máu đông bình thường, tránh bị tổn thương)
- Phù (giữ nước)
- Mệt mỏi (có thể là do chức năng trao đổi chất suy gan)
- Mất cảm giác ngon miệng

Bệnh gan bao gồm các bệnh như vàng da, bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, bệnh gan mãn tính và ung thư gan.

Hầu hết các vấn đề về gan là do rượu, ma túy, và virus gây ra. Hệ thống miễn dịch, di truyền và rối loạn chuyển hóa cũng có thể lbị ảnh hưởng và gây ra các bệnh về gan.

Để bảo vệ gan, bạn có thể lựa chọn cách tự nhiên, đơn giản nhất, đó là nhờ vào các loại trái cây. Dưới đây là 5 loại trái cây tốt nhất giúp làm sạch gan.

1. Bưởi

Bưởi có chứa các hợp chất kích thích việc sản xuất và hoạt động của các enzym hỗ trợ trong giải độc gan. Hơn nữa, nó giúp "làm sạch" và đào thải các chất gây ung thư ra khỏi gan.

Ngoài ra, bưởi còn là loại trái cây tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn quá vì nó làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), ngăn ngừa sỏi thận và bảo vệ chống lại một số loại ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày...). Loại trái cây có tính axit này cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Nếu muốn ăn bưởi nhằm mục đích "làm sạch" gan bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ vì nó có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc như thuốc chống tăng huyết áp, tim mạch, bổ sung canxi, hạ mỡ máu...

2. Cam, quýt

Cam và quýt là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin E, vitamin B1, vitamin B3, vitamin B9, và caroteniods... rất phong phú. Bên cạnh đó, chúng còn chứa magiê, đồng và kẽm nên rất có lợi cho sức khỏe

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong cam đều cần thiết để hỗ trợ sức khỏe của gan. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong bưởi còn giúp "làm sạch" kí sinh trùng trong gan, đào thải các độc tố trong gan rất tốt. 

3. Bơ

Quả bở có chứa chất xơ, chất béo lành mạnh, và các vitamin như vitamin B, vitamin C và vitamin E. Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe gan tổng thể. Bơ sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione giúp tăng khả năng "làm sạch" của gan.

Ngoài ra, loại quả này có lợi cho việc sửa chữa tổn thương gan, bảo vệ gan tránh được một loại độc tố mạnh mẽ (galactosamine). Bạn chỉ cần ăn 1-2 quả bơ một tuần là đã giúp cho sức khỏe của gan.

4. Táo

Táo hoặc nước táo giúp "làm sạch" gan bởi vì nó rất hữu ích trong việc giải độc tố khỏi cơ thể. Nước ép táo có chứa axit malic giúp hòa tan sỏi mật.

Trong táo còn có chứa một chất xơ gọi là pectin, đây là chất có tác dụng giúp cơ thể đào thải các kim loại nặng được tích lũy từ thực phẩm, nó còn giúp loại bỏ các vi khuẩn đường ruột, viêm bàng quang, ngăn ngừa các bệnh về gan và da.

5. Chanh

Quả chanh có tác dụng kích thích giải độc và cân bằng mức độ pH trong cơ thể. Là loại quả giàu vitamin C, chanh giúp gan đào thải các chất béo và chất thải sinh hóa ra khỏi cơ thể.

Bạn nên uống nước chanh ấm buổi sáng (nước ấm trộn với vài giọt nước cốt chanh tươi) để giúp kích thích sản sinh các enzym trong gan nhằm loại bỏ chất thải độc hiệu quả.

Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho gan như trên, bạn cũng nên áp dụng một chế độ ăn uống thanh lọc cơ thể, tránh ăn nhiều thực phẩm ăn nhanh và tinh chế như khoai tây chiên, khoai tây chiên, bánh quy, bánh mì trắng... tránh các loại đường tinh chế... để giúp gan khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn đừng bỏ qua những điều cần thiết như sau nếu muốn gan luôn "sạch" và làm tốt chức năng của nó:

- Không uống quá nhiều rượu, caffeine
- Ăn các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, cải bắp, và như vậy. Chúng rất giàu chlorophyll thực vật giúp loại bỏ độc tố rất tốt. 
- Ăn củ cải và cà rốt hàng gày vì chúng chứa beta carotene, kích thích các tế bào gan. 
- Tỏi cũng được xem là tuyệt vời để làm sạch gan bởi vì nó kích hoạt các enzym gan.
- Uống 8-10 ly nước trong một ngày để cho phép gan để tuôn ra độc tố ra khỏi cơ thể.
- Llựa chọn các loại trái cây và rau quả hữu cơ bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa so với thực phẩm thông thường.
Xem chi tiết…

4 món ăn trị viêm mũi dị ứng từ Y học cổ truyền

Y học cổ truyền bàn đến viêm mũi dị ứng từ rất sớm trong phạm vi chứng “Tỵ cừu” với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lý do khác nhau.



Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc thì các món ăn cũng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết này xin được giới thiệu một 4 món ăn điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết

Bài 1: Chim bồ câu 1 con (khoảng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày. Công dụng: bổ khí ích biểu, làm thông thoáng lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược, tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi...

Bài 2: thịt bò 90g, tỏi tươi 60g, rau thơm tươi 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch thái miếng, tỏi bóc vỏ đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, bỏ rau thơm và chế đủ gia vị, ăn nóng trong ngày. Công dụng: khu phong trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng với triệu chứng như: chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi...

Bài 3: đầu cá 2 cái (chừng 150g), tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá uống nước canh trong ngày. Công dụng: khứ phong tán hàn, làm thông mũi. Dùng cho những người bị viêm mũi dị ứng với triệu chứng như: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều...

Bài 4: tây dương sâm 15g, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: dưỡng phế âm, thông tỵ khiếu. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng biểu hiện bằng các triệu chứng như: mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...
Xem chi tiết…

7 thực phẩm giúp giảm đau cho người viêm khớp

Chuối rất giàu kali, folat và vitamin C, B6, tất cả đều là những dưỡng chất giúp khớp khỏe mạnh và giúp giảm tình trạng đau và viêm của bệnh. 

Viêm khớp là tình trạng viêm mạn tính của các khớp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như đi bộ, mặc quần áo, làm việc nhà. Phương pháp điều trị viêm khớp tốt nhất là toàn diện, kết hợp hoạt động, liệu pháp nhiệt, thuốc và các chế phẩm bổ sung cũng như một chế độ ăn bổ trợ cho sức khỏe của khớp.

Dưới đây là 7 loại thực phẩm có thể chống lại bệnh viêm khớp và giúp kiểm soát tình trạng bệnh, theo Naturalnews.

1. Chuối

Chuối rất giàu kali, folat và vitamin C, B6, đều là những dưỡng chất giúp khớp khỏe mạnh, giảm tình trạng đau và viêm. Ngoài ra, chuối cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe chung.


2. Ớt chuông

Giống như chuối, ớt chuông cũng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm những tổn thương mà các gốc tự do gây ra cho cơ thể (trong đó có các khớp). Ớt chuông cũng là loại thực phẩm chống viêm hiệu quả, có thể giúp giảm đau do viêm khớp một cách tự nhiên.

3. Dầu oliu

Dầu oliu, đặc biệt là dầu oliu nguyên chất, rất giàu chất béo lành mạnh và có nhiều thành phần hoạt tính có vai trò như thuốc giảm đau. Rất dễ để bổ sung loại dầu này vào các món ăn.

4. Ngũ cốc toàn phần

Trong khi bột mì trắng tinh chế có thể làm tăng tình trạng viêm ở cơ thể thì ngũ cốc toàn phần lại làm giảm tình trạng viêm và giúp điều trị tận gốc những bệnh giống như viêm khớp. Một thông tin tuyệt vời là các sản phẩm ngũ cốc toàn phần rất dễ tìm nhờ vào nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ.

5. Xoài

Xoài cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời để điều trị viêm khớp vì nó rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa như beta-carotene, giúp chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho các khu vực nhạy cảm như các khớp.

6. Tôm

Tôm và các loài động vật có vỏ khác có chứa các chất chống viêm tự nhiên và cũng là nguồn bổ sung protein cho bạn hàng ngày. Nếu chế biến với dầu oliu sẽ tạo ra một món ăn bổ trợ tốt hơn cho sức khỏe khớp. Đây cũng là loại thực phẩm đa năng, có thể được thêm vào món súp, món xào, món thịt hầm và nhiều món ăn phổ biến khác.

7. Táo

Táo giúp cho khớp được nuôi dưỡng và khỏe mạnh nhờ chứa hàm lượng phong phú các vitamin và chất chống oxy. Chúng giúp giảm viêm tự nhiên và hàm lượng chất xơ cao trong táo cũng tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.

Nếu bạn đang tìm phương pháp toàn diện để kiểm soát viêm khớp, hãy xem xét việc thay đổi chế độ ăn bằng cách ăn những loại thực phẩm kể trên. Chúng có thể giúp bạn dần kiểm soát được bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem chi tiết…

Ngửi khói thuốc cũng dễ bị bệnh

Bạn không hút thuốc, nhưng người sống xung quanh thường phì phèo "ống khói" thì bạn cũng gặp phải nhiều nguy cơ sức khỏe do thuốc lá gây ra.

1. Có thể gây ung thư phổi

Hít khói thuốc là một nguyên nhân gây ung thư phổi. Nếu bạn sống với người hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, hãy cố gắng ngăn chặn hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.



2. Nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp và khó thở

Bản thân người hút thuốc lá có thể gặp rất nhiều vấn đề hô hấp và thở. Người không hút nhưng ngửi phải khói thuốc cũng thường gặp vấn đề về đường hô hấp. Khói thuốc có thể gây kích ứng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn, dị ứng, ho sâu và gây ra khó thở, thở khò khè.

3. Tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Bất kể tuổi tác, khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Khói thuốc lá cũng được chứng minh là gây ra đột quỵ và bệnh tim. Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá có tác hại với trái tim của bạn và các mạch máu, vì vậy cố gắng tránh xa những người hút thuốc.

4. Không có ngưỡng an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc

Một trong những điều quan trọng nhất đối với hút thuốc thụ động là không có ngưỡng an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc. Nó không tốt dù bạn chỉ tiếp xúc một lần mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Vì vậy, hãy bảo vệ bản thân bằng cách không hít vào khói thuốc lá.

5. Bệnh và tử vong sớm

Hóa chất trong thuốc lá rất độc hại. Tiếp xúc với khói thuốc lá gây ra bệnh tật và chết sớm không chỉ ở trẻ em mà người lớn. Một số hóa chất có trong thuốc lá là vinyl chloride, formaldehyde, asen amoniac, và hydrogen cyanide.

6. Hút thuốc thụ động là nguy hiểm cho trẻ em

Khói thuốc lá đặc biệt có hại cho trẻ em. Trẻ em vẫn đang xây dựng và củng cố hệ miễn dịch, vậy nên hệ miễn dịch của trẻ em không thể mạnh mẽ như người lớn. Một số tác dụng phụ có thể gặp ở những đứa trẻ phải hút thuốc thụ động bao gồm: bệnh hen suyễn, phổi tăng trưởng chậm, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, thở khò khè, ho, cảm lạnh và viêm phổi.

7. Nguy cơ gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Khói thuốc lá là cực kỳ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì nó khiến các em có nguy cơ đột tử. Nếu bạn có em bé nhỏ, hãy bảo vệ bé khỏi khói thuốc lá.

Hút thuốc lá vốn là một thói quen rất xấu và không lành mạnh, nhưng khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến những người hít phải khói thuốc. Theo Hiệp hội ung thư phổi Mỹ, hút thuốc lá thụ động gây ra khoảng 3.400 ca tử vong do ung thư phổi, và từ 22.700 đến 69.600 ca tử vong do bệnh tim mỗi năm. Vì vậy, cố gắng tránh xa tất cả những người hút thuốc lá.
Xem chi tiết…

4 bệnh nguy hiểm cho trẻ do phế cầu khuẩn

Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết khiến nhiều trẻ phải nhập viện, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do phế cầu khuẩn.

Trao đổi về cách bảo vệ trẻ em phòng bệnh do phế cầu tổ chức tại TP HCM, chiều 7/12, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là loại vi khuẩn khiến trẻ em nhập viện nhiều nhất. Trong đó, viêm tai giữa có thể khiến các bé giảm thính lực, còn lại viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu đều có thể khiến các bé tử vong.

Tại Việt Nam ước tính hằng năm có khoảng gần 3 triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi. Chỉ riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 bé bị bệnh đường hô hấp điều trị nội trú, phần lớn các em bị viêm phổi.


Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi nhưng thường gặp nhất là vi khuẩn phế cầu. Loại vi khuẩn này vốn thường trú trong hầu họng và khi có điều kiện như thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng yếu thì gây bệnh. "Viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ tử vong 10-20%, trẻ dưới 2 tuổi dễ có nguy cơ diễn tiến nặng”, ông Khanh cho biết.

Ngoài việc gây bệnh hô hấp khiến viêm phổi, vi khuẩn phế cầu còn có thể lên não để gây viêm màng não, tỷ lệ tử vong cao. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, không ít trường hợp viêm màng não do phế cầu đã để lại di chứng sau điều trị như giảm thị lực, rối loạn vận động, tổn thương não vĩnh viễn dẫn đến trẻ kém phát triển hoặc yếu liệt chi.

Loại bệnh thứ 3 không kém phần nguy hiểm là nhiễm trùng máu do phế cầu xâm nhập vào máu gây sốc nhiễm trùng. Bệnh nguy hiểm hơn với những trường hợp đã có sẵn những bệnh lý khác, với khoảng 20% bệnh nhi tử vong.

Cuối cùng, vi khuẩn phế cầu còn gây viêm tai giữa cấp với tần suất mắc rất cao ở trẻ nhỏ, khoảng 80% trẻ em dưới 3 tuổi mắc bệnh này. Theo bác sĩ Khanh, nhiều phụ huynh không phát hiện, để đến khi thấy con bị chảy mủ tai mới đưa đến bệnh viện. Khi ấy màng nhĩ đã bị tổn thương. Một số khác phát hiện bệnh, nhưng qua một thời gian thấy không sao, hóa ra bệnh tái phát sau nhiều năm. Lúc này dù điều trị thì thính lực của các em cũng đã bị ảnh hưởng.

Trong 4 bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, viêm màng não là bệnh khó phát hiện. Biểu hiện thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài. Với bé lớn, biểu hiện của viêm màng não có thể là đau đầu và nôn ói.

Với bệnh viêm phổi, triệu chứng ban đầu thường là ho nhiều, sốt cao, khóc quấy, bỏ bú, trẻ có biểu hiện thở nhanh (40-50 lần trong một phút). Với nhiễm trùng máu, các bé sốt, đau đầu, đau nhức cơ kèm ho. Còn với viêm tai giữa, trẻ hay khóc bất thường, khó ngủ, dùng tay kéo hay gãi tai, ở bệnh này chỉ cần người lớn kiểm tra tai của bé sẽ phát hiện bệnh.

Cùng với việc tiêm văcxin phòng bệnh, theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giữ ấm cơ thể bé trong mùa mưa và mùa lạnh, cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt và giữ vệ sinh cơ thể trẻ là một những cách có thể làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên.
Xem chi tiết…

4 cách đơn giản ngăn chặn ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh hay gặp và chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư của nữ giới trên thế giới. Đây được xem là bệnh đáng sợ nhất đối với phụ  nữ.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn căn bệnh này. Theo tiến sĩ Amir Farid Isahak - một nhà một chuyên gia tư vấn y tế cao cấp ở Malaysia, người tiên phong thúc đẩy các liệu pháp tự nhiên cho phụ nữ mãn kinh - mỗi phụ nữ hãy áp dụng 4 hướng dẫn sau để giảm nguy cơ bị ung thư vú.

ungthu-jpg-1368577244_500x0.jpg
1. Tầm quan trọng của ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu gần đây trên 412 phụ nữ sau mãn inh bị ung thư vú cho thấy thiếu ngủ (6 giờ hay ít hơn 6 giờ một đêm) có liên quan đến việc dễ bị ung thư vú hơn và nguy cơ tái phát cao. Kết luận là một giấc ngủ đầy đủ (hơn 6 giờ mỗi ngày) được tiên lượng tốt hơn với bệnh ung thư.

Kết quả này chỉ nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh, các chuyên gia vẫn cho rằng nó có tầm quan trọng với tất cả phụ nữ và kể cả để phòng chống các bệnh ung thư khác. Các chuyên gia kết luận: "Tăng thời gian và cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể là con đường đúng để giảm nguy cơ phát triển cũng như tái phát ung thư vú".

Trong năm 2010, Cơ quan nghiên cứu quốc tế về Ung thư (IARC) đã kết luận nhịp sinh học bị xáo trộn có thể làm tăng ung thư vú. Nhịp sinh học quyết định sự tỉnh táo và giấc ngủ của chúng ta, kiểm soát nhiều chức năng sinh học và nó dễ bị xáo trộn ở những người làm việc ban đêm hay làm việc không thường xuyên. 

Một nghiên cứu khảo sát trên 3.000 phụ nữ ở Pháp từ năm 2005 đến 2008 đã chỉ ra phụ nữ làm việc về đêm có khả năng bị ung thư vú cao gấp 30% so với chị em chưa từng làm việc vào ban đêm. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những phụ nữ có thời gian làm đêm trên 4 năm hoặc thường xuyên làm đêm cỡ 3 ngày mỗi tuần, bởi vì điều này sẽ đẫn đến nhịp sinh học giữa đêm và ngày thường xuyên bị rối loạn.

Giấc ngủ không đủ còn là nguy cơ gây béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Đây là thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sau một ngày làm việc bận rộn. Cho nên hãy cố ngủ hơn 6 tiếng mỗi ngày.

2. Kiểm soát cân nặng

Một nghiên cứu cho rằng những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì dương tính với ung thư vú có nguy cơ tái phát cao ngay cả khi họ được điều trị ung thư tốt nhất. Nghiên cứu được American Cancer Society thực hiện ở Mỹ, chỉ ra béo phì có liên quan đến khoảng 30 % nguy cơ tái phát và gần 50% nguy cơ tử vong dù nhận được phương pháp điều trị ung thư tốt nhất.

Theo chuyên gia Amir Farid Isahak , ung thư vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng không hẳn đến độ tuổi mãn kinh mới sợ mà cần phòng ngừa thừa cân ngay từ khi còn trẻ. Lời khuyên là phụ nữ nên duy trì trọng lượng bình thường ngay khi còn nhỏ để giảm nguy cơ ung thư vú, cũng như để cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Tập thể dục đầy đủ

Một nghiên cứu trên 3.000 phụ nữ (từ 20 đến 98 tuổi) tập thể dục ít nhất 10 tiếng mỗi tuần cho thấy đã giảm khoảng 30% nguy cơ phát triển ung thư vú. Phụ nữ mãn kinh là đối tượng được giảm nhiều nhất. Một nghiên cứu khác chỉ ra giảm cân bằng phương pháp tập thể dục có tác dụng hơn nữa với ung thư vú. Tăng cân có thể vô hiệu hóa một số lợi ích thu được từ tập thể dục. 

Tiến sĩ Amir Farid Isahak đã chứng minh một người đang thừa cân hoặc béo phì, nếu giảm được 5 kg trọng lượng thì có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol và cũng có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2 đột quỵ và viêm xương khớp. Chưa thể khẳng định giảm được ung thư vú nhưng nó sẽ có nguy cơ thấp hơn so với người không giảm được kg nào.

4. Chế độ ăn nhiều rau củ quả

Có những nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn nhiều thịt đỏ và chất béo tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ và một số bệnh ung thư (chưa chứng minh được tăng ung thư vú). Một nghiên cứu ở Mỹ lại kết luận chất béo không làm tăng cũng không làm giảm nguy cơ bị ung thư vú. Song các chuyên gia vẫn khuyên con người nên có chế độ ăn lành mạnh là rau củ quả, hạn chế chất béo và thịt đỏ để giảm nguy cơ bị ung thư.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn đầu mà bị thiếu vitamin D có nhiều khả năng có tái phát hơn.
Xem chi tiết…

Một phương pháp chẩn đoán sớm ung thư vú

Trong tương lai, một phương pháp thực nghiệm cho phép phát hiện các khối ung thư vú kích thước quá nhỏ, không nhìn thấy trên phim X-quang, sẽ được đưa vào sử dụng. Kỹ thuật mang tên rửa ống dẫn sữa này cho phép phát hiện sớm các tế bào tiền ung thư và ung thư ở vú.

Theo bác sĩ Saraswati Sukumar, Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, ung thư vú thường bắt đầu từ các tế bào lót ống dẫn sữa. Khi khối u hình thành, các tế bào ung thư sẽ bong ra và đi vào ống dẫn sữa. Một phương pháp đặc hiệu mang tên MSP sẽ giúp phát hiện các tế bào này trong dịch rửa từ ống dẫn sữa.


Kỹ thuật rửa ống dẫn sữa

Thực nghiệm được tiến hành trên các phụ nữ không tìm thấy ung thư trên phim X-quang. Người ta đưa một catheter (ống thông) qua núm vú và dùng nước muối để "rửa" các ống dẫn sữa. Kỹ thuật này rất đơn giản, kéo dài 20 phút và không gây đau đớn. Dịch rửa sau đó sẽ được đem làm xét nghiệm MSP.

Kết quả là thử nghiệm MSP cho kết quả dương tính ở:

- 17 trên 20 phụ nữ có khối u ở vú.

- 2 trên 5 phụ nữ mới bắt đầu bị ung thư ở ống dẫn sữa.

- 5 trên 45 người không bị ung thư.

Như vậy, trong đa số trường hợp MSP dương tính, người phụ nữ bị u ở vú. Theo bác sĩ Sukumar, đây là một phương pháp rất nhạy cảm và tương đối đơn giản. Nó có thể trở thành một kỹ thuật chẩn đoán thường quy, giúp phát hiện sớm bệnh ung thư vú. Phương pháp này sẽ dặc biệt hữu hiệu với những phụ nữ dưới 40 tuổi, do mật độ mô tuyến vú quá dày đặc, khiến việc chẩn đoán bằng X-quang trở nên khó khăn.

Ông Sukumar cho rằng đây là một phương pháp đầy hứa hẹn, nhưng cần được tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn.

Xem chi tiết…

Ngồi lâu chóng chết hơn lười tập thể dục

Rút ngắn thời gian ngồi trong ngày có thể là chìa khóa kéo dài tuổi thọ. Thời gian ngồi liên hệ mật thiết tới độ dài telomere hay đoạn cuối nhiễm sắc thể trong tế bào.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đăng trên Tập san y học Anh khẳng định việc hạn chế ngồi quá lâu trong ngày quan trọng hơn cả việc duy trì tập luyện thể lực nếu muốn sống lâu hơn. Nguyên nhân, bởi thời gian ngồi có liên hệ mật thiết tới độ dài telomere  - đoạn cuối của nhiễm sắc thể trong tế bào. Độ dài telomere được cho là manh mối tiết lộ về tuổi thọ của con người.

49 người từ 60 tuổi trở lên và bị thừa cân đã tham gia vào nghiên cứu. Một nửa trong số này đăng ký chương trình tập luyện kéo dài 6 tháng trong khi số còn lại thì không. Những tình nguyện viên còn được đo độ dài điểm cuối nhiễm sắc thể trong tế bào máu và đánh giá mức độ vận động từ các thông số ghi lại trong nhật ký và máy đếm bước chân. Họ cũng trả lời bảng hỏi, trong đó có câu đề cập tới thời gian ngồi hàng ngày.

Ngồi lâu liên tục trong ngày là hiểm họa khôn lường cho sức khỏe nhân loại hiện nay. Ảnh: womenesi.com

Tổng hợp các thông tin trên, nghiên cứu nhận định những người rèn luyện thể lực nhiều có xu hướng khỏe mạnh hơn. Song nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới độ dài đoạn cuối nhiễm sắc thể, hay nói cách khác là tác động tới tuổi thọ lại là thời gian ngồi trong ngày.

Giáo sư Mai-Lis Hellenius, Bệnh viện ĐH Karolinska (Stockholm, Thụy Điển) nhận xét: “Tại nhiều nước, mức độ vận động thể lực của con người đã tăng lên nhưng song song với đó, thời gian ngồi trong ngày cũng nhiều hơn. Không chỉ lười vận động mà có lẽ cả việc ngồi quá lâu là một hiểm họa mới cho sức khỏe của nhân loại trong thời kỳ này”.

Theo bà, chỉ cần giảm đi một giờ ngồi liên tục mỗi ngày, chúng ta có thể tự mở cho mình cơ hội sống lâu hơn và tác động của nó thậm chí lớn hơn cả các bài tập thể dục.
Xem chi tiết…

Cách đơn giản phòng trị đau cổ gáy, đau lưng

Chứng đau vùng cổ gáy và đau lưng rất dễ xảy ra với những người làm công việc ngồi hoặc đứng lâu như kinh doanh, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công, giáo viên, thợ may... 

Khi mới bị, triệu chứng thường không nặng, nhưng nếu không biết cách chữa trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh lý mãn tính, gây trở ngại rất nhiều cho công việc và cuộc sống.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM nêu ra một số trường hợp đau vùng cổ gáy và đau lưng mới mắc, tình trạng nhẹ, có thể tự điều chỉnh bằng luyện tập và dùng một số bài thuốc đơn giản.

Đau cổ, gáy

Chứng đau vùng cổ, gáy làm ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể, không chỉ gây bất lợi cho từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu thực hiện luyện tập cổ tích cực và tập thể thao thường xuyên thì những nguy cơ mắc bệnh có thể giảm xuống đáng kể, phần lớn người bệnh sẽ hồi phục sau vài tuần điều trị. Chỉ có khoảng 12% phải chịu đựng chứng này trong thời gian lâu hơn và một số người phải bỏ cả công việc vì những ảnh hưởng của bệnh.

Một số động tác phòng và chữa đau cổ, gáy

Nếu bạn phải làm những công việc văn phòng, phải ngồi nhiều giờ trên ghế, để phòng ngừa đau vùng cổ, gáy, nên tranh thủ vài phút để làm các động tác sau:

- Ngồi thẳng lưng trên ghế dựa, toàn thân thư giãn, nếu đứng thì hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng toàn bộ các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay xoa ấm phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới.

Cúi gập đầu xuống (thở ra), ngẩng đầu cao, mắt nhìn lên trần nhà (hít sâu vào), cúi xuống ngẩng lên đếm 1 lần. Thực hiện 10-20 lần.

- Dùng tay tiếp tục xoa ấm phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới.

Nghiêng đầu qua trái, cố gắng cho lỗ tai bạn chạm đến mỏm vai trái (thở ra), rồi xoay đầu qua phải, tai chạm mỏm vai phải (hít vào). Qua trái - phải đếm 1 lần. Thực hiện 10-20 lần rồi đổi bên: nghiêng qua phải (thở ra), nghiêng qua trái (hít vào). Thực hiện 5-10 lần.

- Xoay đầu qua trái, cố gắng để cằm chạm vai trái (thở ra), rồi xoay đầu qua phải, cằm chạm vai phải (hít vào). Qua trái - phải đếm 1 lần. Thực hiện 5 lần rồi đổi bên: xoay đầu qua phải (thở ra), xoay đầu qua trái (hít vào), thực hiện 5-10 lần.

Ba động tác trên đây có tác dụng làm cho các đốt sống cổ, cơ cổ và vai của bạn hoạt động tốt hơn, phòng chống thoái hoá cột sống cổ, co cứng cơ cổ, tê mỏi hai cánh tay và bàn tay.

Sau khi thực hiện các động tác trên, tốt nhất nên đi lại một chút, hoặc làm các động tác đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng để có thể bổ trợ cho sức khoẻ toàn cơ thể. Khi ngồi vào bàn, cần chú ý chiều cao giữa ghế và bàn làm việc sao cho đầu không phải cúi hay ngẩng khi nhìn vào màn hình máy tính.

 Ảnh: gofitty

Đau lưng

Đau lưng có hai dạng: Đau lưng cấp và đau lưng mãn tính.

Trường hợp đau lưng cấp, mới phát, thể nhẹ, chưa gây biến chứng gì nguy hiểm thường do một số nguyên nhân sau:

- Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiễm lạnh vùng lưng.

- Làm việc trong một tư thế cố định lâu dài.

- Vận động hoặc làm việc trong một tư thế mà cột sống bị lệch, như ngồi không đúng cách.

- Khi mang vác vật nặng, hoặc người mập phì có trọng lượng cơ thể lớn, các đĩa đệm làm cột sống phải chịu sự đè nén quá mức cũng gây đau lưng.

- Mang giày cao gót làm cho trọng lực cơ thể dồn về phía trước, đốt sống lưng L4 và L5 dễ bị trượt ra trước, gây đau lưng cấp.

Trong các trường hợp trên, có thể dùng các biện pháp như hạn chế vận động, nằm nghỉ ngơi, kéo giãn cột sống, chườm nóng hoặc chườm lạnh, xoa bóp, bấm huyệt…

- Tư thế nằm nghỉ ngơi:

Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng có nệm tốt và có độ lún vừa phải, để giữ được đường cong sinh lý cột sống, không nên nằm trên nệm mềm làm lưng lõm xuống, mạch máu và cơ sẽ bị chèn ép.

Dùng một gối tròn nhỏ lót dưới cột sống cổ, đầu không kê gối. Một gối mỏng kê dưới lưng để lưng hơi ưỡn lên. Một gối kê dưới chân để chân co lên thoải mái. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ.

- Xoa bóp:

Xoa bóp, đấm hoặc chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Bấm vào các điểm đau và day nhẹ theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng rượu gừng để xoa bóp (một lít rượu trắng ngâm với 0,5 kg gừng tươi gọt bỏ vỏ, giã nát nhuyễn, trong 1-2 ngày là dùng được).

- Chườm:

Khi mới bị đau lưng do chấn thương, có thể dùng túi đựng nước đá chườm lên chỗ đau khoảng 30 phút, làm co mạch, giảm đau tức thì. Nếu đau lưng do co cơ, có thể dùng khăn tẩm nước ấm nóng khoảng 40-45 độ C để đắp lên chỗ đau khoảng 30 phút để làm giãn mạch máu, cơ và dây chằng.

- Kéo giãn cột sống:

Đu hai tay trên xà ngang, đung đưa thân mình khoảng 5-10 phút. Nếu có áo nịt và đai lưng, dùng treo cột sống thì rất tốt.

Sử dụng thuốc

Đông y gọi đau lưng là “yêu thống”, căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng mà chia thành 4 thể bệnh, cùng với những bài thuốc đơn giản sau đây:

1. Thể huyết ứ: Đau lưng như bị đánh, bị đâm vào, chỗ đau cố định không di chuyển, cúi vặn càng đau. Nhiều người từng bị té ngã, chấn thương.

- Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10 g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ.

- Lá ngải cứu tươi xào nóng với giấm, bọc trong túi vải đắp, chườm ấm vào thắt lưng hay chỗ đau.

2. Thể thận hư: Lưng đau và mỏi, thích đấm bóp, xoa, kèm theo lưng ngực không có sức, làm việc nhiều thì nặng lên, đêm đi tiểu nhiều. Thể thận hư chia ra thận dương hư và thận âm hư.

* Nếu dương hư, người lạnh, chân tay lạnh, bụng và lưng lạnh, mặt trắng nhạt.

- Hạt hẹ 12 g, vừng đen 15 g. Nấu với 500 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2-3 lần trong ngày.

- Bổ cốt toái (củ ráng bay) 30 g, cạo bỏ lông, xắt mỏng, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc nước nóng.

* Nếu âm hư thì người gầy khô, cổ họng khô khát, tâm phiền khó ngủ, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng.

- Lá dâu tằm 16 g, đậu đen 20 g, mè đen 20 g, cành dâu 20 g, cỏ xước 20 g. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2-3 lần trong ngày.

3. Thể thấp nhiệt: Lưng đau nhức, người bứt rứt, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, tiểu tiện ngắn, nước tiểu vàng đỏ, đại tiện táo bón.

- Ðậu đỏ hạt nhỏ 30 g, xơ mướp 12 g, củ hành ta 10 g. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2-3 lần trong ngày.

Rễ cây lau hoặc rễ tranh 30 g, vỏ quả bí ngô già 30 g, nhân trần 15 g. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2-3 lần trong ngày.

4. Thể hàn thấp: Lưng đau, lạnh, ngày nhẹ đêm nặng, những ngày trời trở lạnh hoặc mưa dầm thì bệnh nặng thêm, sắc mặt tái nhạt.

- Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30 g. Nấu với 500 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2-3 lần trong ngày.

- Cây lá lốt (thân, lá) 20 g, gừng khô 6 g. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2-3 lần trong ngày.

- Lá ớt hiểm 50 g, rượu trắng vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải xoa nhẹ vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

- Gừng sống 20 g, hành củ 15 g, bột gạo (gạo lứt càng tốt) 30 g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột vào. Xào nóng, để nguội vừa phải rồi dùng xoa nhẹ vào chỗ đau.

Xem chi tiết…

5 công dụng chữa bệnh kỳ diệu của măng tây

Măng tây chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.



1. Điều hòa đường huyết

Măng tây giàu vitamin B, là một trong những thực phẩm hữu hiệu nhất trong việc điều hòa đường huyết của cơ thể.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng tây xanh có nhiều tác dụng hơn măng tây trắng. Măng tây xanh chứa hàm lượng kali, khoáng chất cao hơn, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

3. Chữa lành vùng da bị tổn thương

Măng tây là một trong những thực phẩm giàu vitamin A nhất. Đây là loại vitamin quan trọng cho làn da khỏe, có tác dụng chữa lành vùng da bị tổn thương và giúp chống lại quá trình lão hóa da.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Măng tây là thực phẩm vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa bởi nó chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ cao cũng như hàm lượng protein. Đây là thực phẩm rất tốt cho các vận động viên.

5. Chống ung thư

Măng tây chứa thành phần quan trọng là inulin. Loại carb này sẽ không được tiêu hóa cho đến khi nó đi vào ruột già và làm sạch đường ruột, qua đó, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Xem chi tiết…