Nguyên nhân gây bệnh
Không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể giải thích được tại sao người này bị mắc bệnh ung thư hạch mà người khác lại không bị. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một người với một số yếu tố tiềm ẩn cụ thể có thể dễ bị mắc bệnh hơn những người khác.
Các nghiên cứu cho thấy những cá nhân có hệ miễn dịch yếu (như rối loạn tự miễn dịch), hoặc bị nhiễm trùng (như virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người, HIV) thường có nguy cơ phát triển ung thư hạch không Hodgkin cao. Mặc dù người trẻ tuổi cũng có thể bị nhiễm ung thư hạch không Hodgkin, nhưng bệnh thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh ung thư hạch không Hodgkin đều trên 60 tuổi.
Triệu chứng
Bệnh ung thư hạch không Hodgkin có thể gây ra những triệu chứng sau:
Chẩn đoán
Nếu bạn có hạch bạch huyết sưng lên hoặc những triệu chứng khác cho thấy có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin, bác sĩ sẽ phải tìm ra liệu bệnh bắt nguồn từ ung thư hay những bệnh khác.
Người bệnh được yêu cầu xét nghiệm máu và làm một số chẩn đoán:
Bác sĩ cần xác định được mức độ (giai đoạn) lây lan của ung thư hạch không Hodgkin để có kế hoạch chữa trị tối ưu. Các giai đoạn dựa vào việc các tế bào ung thư hạch được tìm thấy (trong hạch bạch huyết hoặc những cơ quan khác hoặc tại các mô) và quy mô vùng nhiễm bệnh.
Các giai đoạn phát triển của ung thư hạch không Hodgkin:
Giai đoạn I: Các tế bào ung thư hạch có trong nhóm hạch bạch huyết đơn (chẳng hạn như ở cổ hoặc dưới cánh tay). Hoặc, nếu những tế bào bất thường không có trong những hạch bạch huyết mà chúng chỉ nằm trong một phần của mô hoặc một cơ quan (như nằm trong phổi nhưng lại không có ở gan hoặc tủy xương).
Giai đoạn II: Các tế bào ung thư hạch có trong ít nhất hai nhóm hạch bạch huyết cùng phía (bên trên hoặc bên dưới) của cơ hoành. Hoặc, các tế bào ung thư hạch nằm trong một cơ quan và cách hạch bạch huyết gần cơ quan đó (cùng phía với cơ hoành). Có nhiều tế bào ung thư hạch trong các hạch bạch huyết khác cùng phía của cơ hoành.
Giai đoạn III: Ung thư hạch nằm trong nhóm hạch bạch cầu phía trên và dưới cơ hoành. Bệnh này còn gặp ở trong cơ quan hoặc mô gần những nhóm hạch bạch huyết này.
Giai đoạn IV: Ung thư hạch có mặt ít nhất tại một cơ quan hoặc một mô (bên cạnh các hạch bạch huyết). Hoặc nó ở trong gan, máu, hoặc tủy xương.
Không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể giải thích được tại sao người này bị mắc bệnh ung thư hạch mà người khác lại không bị. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một người với một số yếu tố tiềm ẩn cụ thể có thể dễ bị mắc bệnh hơn những người khác.
Các nghiên cứu cho thấy những cá nhân có hệ miễn dịch yếu (như rối loạn tự miễn dịch), hoặc bị nhiễm trùng (như virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người, HIV) thường có nguy cơ phát triển ung thư hạch không Hodgkin cao. Mặc dù người trẻ tuổi cũng có thể bị nhiễm ung thư hạch không Hodgkin, nhưng bệnh thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh ung thư hạch không Hodgkin đều trên 60 tuổi.
Triệu chứng
Bệnh ung thư hạch không Hodgkin có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Nổi hạch, sưng nhưng không đau ở cổ, nách, hoặc ở háng.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Sốt
- Đổ mồ hôi đêm
- Ho, khó thở, hoặc đau ngực
- Thường xuyên thấy yếu người và mệt mỏi
- Đau, sưng tấy, hoặc có cảm giác đầy hơi ở vùng bụng
Chẩn đoán
Nếu bạn có hạch bạch huyết sưng lên hoặc những triệu chứng khác cho thấy có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin, bác sĩ sẽ phải tìm ra liệu bệnh bắt nguồn từ ung thư hay những bệnh khác.
Người bệnh được yêu cầu xét nghiệm máu và làm một số chẩn đoán:
- Kiểm tra thể trạng: Bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ, dưới tay, và dưới háng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lá lách và gan để xem chúng có bị sưng hay không.
- Xét nghiệm máu: Phòng thí nghiệm sẽ làm xét nghiệm máu toàn diện để kiểm tra số lượng tế bào máu. Phòng thí nghiệm cũng kiểm tra để tìm những chất khác, như Lactate dehydrogenase (LDH). Ung thư hạch có thể làm tăng nồng độ LDH.
- Chụp X-quang vùng ngực: Người bệnh phải chụp X-quang để kiểm tra các hạch bạch huyết sưng hoặc những dấu hiệu bệnh khác tại vùng ngực.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy mô để tìm các tế bào ung thư hạch. Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán ung thư hạch. Bác sĩ có thể cắt bỏ toàn hạch bạch huyết (cắt bỏ sinh thiết) hoặc chỉ một phần của hạch bạch huyết (cắt một phần sinh thiết). Nhà bệnh học sẽ kiểm tra và tìm tế bào ung thư hạch bằng kính hiển vi.
Bác sĩ cần xác định được mức độ (giai đoạn) lây lan của ung thư hạch không Hodgkin để có kế hoạch chữa trị tối ưu. Các giai đoạn dựa vào việc các tế bào ung thư hạch được tìm thấy (trong hạch bạch huyết hoặc những cơ quan khác hoặc tại các mô) và quy mô vùng nhiễm bệnh.
Các giai đoạn phát triển của ung thư hạch không Hodgkin:
Giai đoạn I: Các tế bào ung thư hạch có trong nhóm hạch bạch huyết đơn (chẳng hạn như ở cổ hoặc dưới cánh tay). Hoặc, nếu những tế bào bất thường không có trong những hạch bạch huyết mà chúng chỉ nằm trong một phần của mô hoặc một cơ quan (như nằm trong phổi nhưng lại không có ở gan hoặc tủy xương).
Giai đoạn II: Các tế bào ung thư hạch có trong ít nhất hai nhóm hạch bạch huyết cùng phía (bên trên hoặc bên dưới) của cơ hoành. Hoặc, các tế bào ung thư hạch nằm trong một cơ quan và cách hạch bạch huyết gần cơ quan đó (cùng phía với cơ hoành). Có nhiều tế bào ung thư hạch trong các hạch bạch huyết khác cùng phía của cơ hoành.
Giai đoạn III: Ung thư hạch nằm trong nhóm hạch bạch cầu phía trên và dưới cơ hoành. Bệnh này còn gặp ở trong cơ quan hoặc mô gần những nhóm hạch bạch huyết này.
Giai đoạn IV: Ung thư hạch có mặt ít nhất tại một cơ quan hoặc một mô (bên cạnh các hạch bạch huyết). Hoặc nó ở trong gan, máu, hoặc tủy xương.