Ung thư khoang miệng cần phát hiện sớm
Ung thư khoang miệng có thể phát hiện sớm do bản thân bệnh nhân nhìn thấy hoặc được thầy thuốc thăm khám. Hằng năm, số lượng bệnh nhân mới
ung thư khoang miệng tới 20.000, chiếm từ 6 - 15% tổng số các loại ung thư. Tuy là loại ung thư dễ dàng quan sát được nhưng phần lớn các bệnh nhân ung thư khoang miệng lại đến viện ở giai đoạn muộn, khi tổn thương ung thư đã lan rộng, phá hủy nhiều cấu trúc lân cận do đó tiên lượng sống của bệnh nhân bị giảm nhiều.
Vì sao khoang miệng bị ung thư?Tuổi dễ mắc ung thư khoang miệng là từ 45-60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới bị bệnh ung thư khoang miệng là tương đương nhau. Rượu, thuốc lá, ăn trầu được xem là những yếu tố nguy cơ dẫn đến
ung thư khoang miệng. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được một số nhà nghiên cứu nhắc đến và coi là nguyên nhân gây loại ung thư này. Ung thư khoang miệng có thể gặp ở mọi cấu trúc giải phẫu như ung thư môi, ung thư vòm khẩu cái, ung thư lưỡi,
ung thư lợi, ung thư sàn miệng, ung thư các tuyến nước bọt, ung thư niêm mạc miệng. Thời gian khởi phát bệnh trung bình từ 4-6 tháng.
Dấu hiệu của ung thư khoang miệngThường gặp là các tổn thương sùi ở các vị trí khác nhau của khoang miệng, sùi như mụn cóc, hơi thở hôi, đôi khi có hiện tượng thâm nhiễm cứng. Rất ít trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau, chảy máu hoặc ảnh hưởng tới các chức năng nói, nuốt nên bệnh nhân thường chủ quan và không đi khám. Giai đoạn muộn, các tế bào ung thư tấn công vào toàn bộ khoang miệng, lan xuống vùng cổ gây nuốt vướng, nuốt khó, nuốt đau. Khối u hoại tử làm cho bệnh nhân hay nhổ ra máu, mùi hôi thối. Đau nhức răng, lung lay răng là một trong những triệu chứng hay gặp. Ung thư có thể phá hủy phần ngăn cách giữa khoang miệng và hốc mũi - khẩu cái cứng - gây ra sự thông thương giữa hai khoang này làm cho họ phát âm một số từ khó khăn như m, n. Xuất hiện hạch cổ thường là hạch dưới cằm, dưới hàm hạch cứng chắc, ít di động, dính vào da và thậm chí thâm nhiễm ra da.
Ung thư khoang miệng được điều trị như thế nào?Khi sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh chủ yếu hình ảnh bệnh lý của ung thư khoang miệng là carcinom tế bào gai ít đáp ứng với tia xạ và hóa chất nên biện pháp phẫu thuật đến nay vẫn được xem như là phương pháp tối ưu kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Do đó việc phát hiện sớm
ung thư khoang miệng giúp ích rất nhiều trong việc bảo tồn các phần của khoang miệng bị lấy đi, bảo đảm cho bệnh nhân về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng của khoang miệng. Ở giai đoạn muộn, khi phải lấy bỏ khoang miệng rộng thì trong khi phẫu thuật ung thư khoang miệng, thầy thuốc thường phải kết hợp tạo hình lại một số vùng lấy đi nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đó như tạo hình môi, tạo hình lưỡi... để bảo đảm về các chức năng nhai, nuốt, cảm giác vùng môi, tạo hình phân cách khoang miệng và mũi để tránh sặc khi ăn và phát âm chính xác. Một số trường hợp ung thư khoang miệng tiến triển đến giai đoạn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc khi khối u đã lan rộng (T3, T4) sau phẫu thuật cần thiết phải kết hợp với tia xạ để bảo đảm tiêu diệt hết các tế bào
ung thư còn sót lại.
Phương pháp phòng bệnh được khuyến cáo đối với việc hạn chế ung thư khoang miệng cho mọi người bằng cách sử dụng các biện pháp vệ sinh răng Miêng thật tốt, không nên sử dụng vôi trong khi ăn trầu, không hút thuốc lá và có cuộc sống lành mạnh.
(Ung Thư)