Chữa viêm phế quản bằng hoa quản

Bệnh viêm khí phế quản mạn tính là do ho kéo dài gây ra, ho có đờm, bệnh biểu hiện chủ yếu ở hệ thống hô hấp, hay gặp ở người có tuổi. Bệnh gây nhiều trở ngại khó khăn trong sinh hoạt cũng như làm mất sức lao động của bệnh nhân.

Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh khí phế quản mạn tính bằng các loại hoa quả sẵn có, dễ thực hiện.


Bài 1: Bột quýt hồng (quýt tàu khô) 10g, bột gạo 500g, đường trắng 200g. Lấy bột quýt hồng và đường trắng cho vào trong hộp đảo đều. Trải một lớp vải sạch lên lồng hấp, cho bột gạo lên, để lửa to hấp nửa tiếng, lấy ra để nguội dùng dao ép bột gạo chín, rắc bột quýt hồng, đường lên, lại cho một lớp bánh bột gạo, ép xuống, lấy dao cắt thành miếng nhỏ là có thể ăn được.

Tác dụng: Kiện vị tiêu thức ăn, trị ho đờm, có thể phụ trợ trị ăn không ngon miệng, tiêu hóa không tốt, ho nhiều đờm.

Bài 2: Gà mái non 1 con, quýt hồng (khô) 25g, nõn rau cải dầu 100g, gia vị hành gừng vừa đủ. Quýt hồng ngâm nước ấm, rửa sạch đất cát, rau cải dầu cắt nõn rửa sạch, sau khi luộc để nguội. Hành thái đoạn, gừng thái miếng mỏng. Gà mái vặt lông, bỏ ngũ tạng, rửa sạch, cho gà vào nồi ngập nước, đun sôi bỏ bọt, cho quýt hồng, hành, gừng, để lửa nhỏ ninh 3 – 4 tiếng, khi thấy gà nhừ, cho gia vị và rau đã luộc qua vào, bỏ hành gừng ra, đợi sôi thêm 2 lần thì có thể ăn được

Tác dụng: Trị ho hóa đờm, thanh phổi ức hỏa, thích hợp dùng cho những người già khí đoản, phổi nhiệt ho…

Bài 3: Quất vàng 300g, đường cát 300g. Quất vàng rửa sạch, bỏ hạt, ép bẹp, lấy đường trắng ướp 1 ngày, sau đó cho vào nồi nấu đến khi khô nước, cho ra đĩa để nguội, lại cho đường trắng vào phơi khô, ăn mấy quả trước và sau khi ăn cơm.

Tác dụng: Khai vị tiêu thức ăn, nhuận phổi hóa đờm. Vỏ quất vàng khai vị nhuận khí, tiêu thức ăn hóa đờm, trong chứa dầu, có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, có lợi cho vị trưởngvà bài ra khí, có thể thúc đẩy dịch vị bài tiết, trợ tiêu hóa, có thể kích thích đường hô hấp, khiến bài tiết dịch tăng, làm loãng dịch đờm. Ruột quả khai vị lý khí, trị ho nhuận phế

Bài 4: Quả trám tươi 50g, quả mơ 10g, đường trắng vừa đủ. Quả trám, quả mơ bổ ra, cho nước vào đun 20 phút, bỏ bã lấy nước, lấy đường trắng làm gia vị, có thể dùng trám khô 10g, uống thay trà.


Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, lợi yết hầu. Quả mơ có vị chua chát, tính bình, tác dụng hóa đờm trị ho, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, có thể tiêu đờm. Quả mơ kết hợp với quả trám có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, thường xuyên uống có thể lợi yết hầu nhuận họng, những người họng đau sưng, ho đờm, giọng không trong uống rất tốt.

Bài 5: Đơn bì (mẫu đơn bì) 50g, hạnh nhân 50g, đường phèn vừa đủ. Lấy 2 vị trên nghiền nhỏ, cho đường vừa đủ, uống vàobuổi sáng, buổi tối mỗi lần 9g, một liệu trình là 10 ngày

Tác dụng: Khử đờm trị ho, thích hợp dùng trị bệnh viêm phế quản mạn tính.

Bài 6: Quả la hán 20g, nước 500ml. Cho quả la hán vào cốc, cho nước sôi đậy lại, ngâm 30 phút, uống ấm.

Tác dụng: Trị ho hóa đờm, thanh nhiệt nhuận phế.

Bài 7: Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1-2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn.

Tác dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.

Bài 8: Hạnh nhân 20 hạt, thạch vĩ 30g, đường phèn 15g. Hạnh nhân bỏ vỏ, áo, nghiền nhỏ và cho cùng thạch vĩ vào nồi, cho 2 bát nước nấu đến khi còn 1 bát, bỏ bã thuốc cho đường phèn vào, đợi đường tan thì uống.

Tác dụng: Hóa đờm định suyễn.

Bài 9: Quả la hán nửa quả, hồng khô 2-3 quả, một chút đường phèn. Lấy quả la hán rửa sạch và quả hồng khô, cho 2 bátnước sắc còn 1 bát, cho ít đường phèn, bỏ bã, một ngày chia 3 lần uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt khử hóa đờm, trị ho suyễn.

Bài 10: Ý dĩ nhân 30g, hạnh nhân 10g, đường phèn một chút. Lấy ý dĩ nhân nấu cháo, đợi khi gần chín cho hạnh nhân vào, để lửa nhỏ nấu đến khi chín, cho đường phèn, ăn vào buổi tối, sáng. Tác dụng: Hóa đờm bình suyễn.

Xem chi tiết…

Làm gì khi bị khàn giọng

Khàn giọng (khan tiếng) có thể là một tình huống cấp tính của tắc nghẽn thanh quản, gây nguy hiểm tức thời đòi hỏi phải giải quyết cấp cứu như sốc phản vệ, bỏng đường hô hấp, dị vật, bệnh bạch hầu thanh quản... nhưng phần lớn đa số lành tính có thể can thiệp sớm mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng là dấu hiệu đe dọa tiềm ẩn của chứng bệnh ung thư. Vậy bạn sẽ làm gì khi mình khàn giọng?


Nguyên nhân tiên phát:

- Viêm thanh quản cấp tính: viêm thanh quản do virút, viêm thanh quản do vi khuẩn, viêm nắp thanh quản cấp tính, viêm phế quản do vi khuẩn.

- Viêm thanh quản mãn tính: khói thuốc lá tiếp xúc: kích thích và gây viêm thanh quản phù nề dây thanh âm.

Hét to, nói to… nhiều (nguyên nhân phổ biến nhất); trào ngược dạ dày (trào ngược viêm thanh quản); polyp thanh quản, Khối u thanh quản; dị vật; nang dây thanh.

- U hạt chấn thương (Traumatic Granuloma) do từ đặt nội khí quản.

Nguyên nhân thứ phát: do suy giáp, nhược cơ, liệt hành tủy, các bệnh hệ thống khác: viêm khớp dạng thấp, gout, lupus đỏ hệ thống, chấn thương (ví dụ như đặt nội khí quản).

Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh thanh quản: phẫu thuật (tuyến giáp, cổ, ngực); các bệnh ác tính: ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư phổi; bệnh lý thần kinh: bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh do virút.

Nguyên nhân gây khàn giọng chức năng (không có nguyên nhân gây tổn thương thực thể): chứng khó phát âm do co thắt, chứng tắt tiếng (hoàn toàn không có tiếng nói)…

Những yếu tố thuận lợi:

Khô niêm mạc thanh quản, ví dụ: độ ẩm thấp, tắc nghẽn mũi, hút thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc phản ứng phụ của thuốc(như thuốc kháng histamine, hít steroids, và những chất chống tiết cholin (anticholinergics); nhiễm trùng đường hô hấp trên; mất tính đàn hồi của dây thanh âm do tuổi tác (lão hóa của giọng nói).

Điều trị khàn giọng như thế nào?

Việc điều trị sẽ dựa vào những nguyên nhân gây bệnh. Điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi(hạn chế nói), luyện âm, dùng thuốc men và/ hoặc phẫu thuật. Các biện pháp không cần phẫu thuật là chữa trị chọn lựa đầu tiên đối với hầu hết các tổn thương lành tính của thanh quản. Bạn nên lưu ý: bất kỳ bệnh nhân bị khàn giọng kéo dài trên 3 tuần không rõ nguyên nhân cần khám và xét nghiệm để loại trừ bệnh ác tính.

Chữa trị không phẫu thuật

Giữ gìn giọng nói: hạn chế nói được sử dụng cho viêm thanh quản cấp tính, nói chung là các trình trạng khác gây sưng, phù nề cấp tính thanh quản. Trong giai đoạn nghỉ ngơi, bạn nên hạn chế các hành vi lạm dụng giọng nói, hát để ngăn chặn thiệt hại thêm dây thanh âm, thời gian khoảng từ một tuần đến vài tuần tùy thuộc vào từng bệnh lý và cân bằng vấn đề khác, như bạn cần phải sử dụng tiếng nói tại nơi làm việc.

Điều trị bằng thuốc men: gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid, thuốc tiêu nhầy, thuốc chống trào ngược, và các thuốc chống viêm non- steroid. Cụ thể:

Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản (nếu nghi ngờ): lưu ý về chế độ ăn uống. Các thuốc điều trị bệnh dạ dày như thuốcức chế bơm proton, thuốc kháng tiết acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Điều trị các bệnh như trên đã đề cập như: nghiện rượu, dị ứng viêm phế quản, viêm thanh quản…

Luyện âm: bác sĩ sẽ hướng dẫn các kỹ thuật để giảm thiểu các hành vi có hại và những cách thức để đạt được hiệu quả phát âm tốt. Bao gồm: kỹ thuật vệ sinh thanh âm, thư giãn và hít thở, các bài tập luyện âm (gồm các bài tập để tăng cường các dây thanh âm, giúp thư giãn và tập thở và các bài tập nhằm cải thiện). Luyện âm có thể hỗ trợđiều trị có hiệu quả cho cả hai tình huống do tổn thương thực thể (như nốt sần và polyp) và do nguyên nhân không có tổn thương thực thể (như khàn tiếng do căng cơ).

Nên khám bác sĩ nếu:

- Khó thở hoặc khó nuốt.

- Khàn giọng kèm theo chảy nước dãi, nước mũi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi bị khan giọng.

- Khàn giọng kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ em, hoặc 3 tuần đối với người lớn.

Chuyển đếnbác sĩ chuyên khoa tai mũi họng: nếu như việc điều trị xem ra không thay đổi và không có cải thiện, để kiểm tra tỉ mỉ giọng nói và làm các đánh giá sâu hơn nhờ những phương tiện chẩn đoán như nội soi...

Chữa trị bằng phẫu thuật việc điều trị bằng phương pháp này: tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mà hướng xử lý khác nhau, như: từ tiêm chích thuốc, điều trị bằng laser, mổ nội soi hoặc mổ hở với phạm vi khác nhau.

Với chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia): điều trị bằng chích botulinum toxin hoặc vào các cơ nhẫn - phễu sau, hoặc vào các cơ nhẫn - giáp.

Thường hay gặp là phẫu thuật những tổn thương như nang dây thanh (thường được chỉ định cắt càng sớm càng tốt), các nốt sần và các polyp nếu có, hiệu quả nhất hiện nay là qua ốngnội soi mềm. Ngoài ra, với trường hợp ung thư thanh quản thì tùy thuộc mức độ mà bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, hay cắt bỏ thanh quản toàn phần, sau phẫu thuật này người bệnh phải thở qua lỗ mở của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ, đi kèm tia xạ và vô hóa chất.

- Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuậtkhác nhau để điều trị liệt dây thanh âm (vocal cord paralysis.)…

Tự chăm sóc tại nhà

Khàn giọng có thể diễn ra trong khoảng thời gianngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính).

Nghỉ ngơi và theo thời gian có thể cải thiện khàn giọng. Khóc, la hét, và nói quá nhiều hoặc hát to quá có thể làm cho khàn tiếng nhiều hơn. Bạn nên kiên nhẫn, bởi vì quá trình chữa bệnh có thể mất vài ngày đến vài tuần.

Không nói chuyện, trừ khi bạn cần thiết phải nói và tránh thì thầm. Thì thầm có thể làm căng các dây thanh âm nhiều hơn là nói.

Tránh dùng thuốc chống sung huyết như để thông mũi, vì thuốcthông mũi làm khô dây thanh âm và kéo dài tình trạng khan tiếng.

Nếu bạn hút thuốc, nên giảm bớt hoặc ngừng hút thuốc (thuốc và rượu đều là chất kích thích, rượu còn làm mất nước). Giảm dùng caffeine.

Làm ẩm không khí với bình phun hơi nước hoặc uống nước đầy đủ và có thể dùng tắc chưng đường phèn… giảm phần nào khan tiếng.
Xem chi tiết…

Nguy hiểm cho hệ hô hấp của trẻ ngay trong gia đình

Sức khỏe của trẻ nhỏ có thể bị đe dọa nếu không khí trong nhà bị ô nhiễm bởi các loại hóa chất độc hại. Những chất này có thể gây ra dị ứng, hen suyễn và thậm chí cả ung thư. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là từ đồ nội thất, thảm và các lớp sơn trên tường hay cửa.

Ho ra mau, vi sao?

Theo các chuyên gia, tồn tại một nghịch lý là phòng của bé -nơi mà các ông bố bà mẹ đã dành hết mọi sự cố gắng để tạo nên một khoảng không gian tuyệt vời cho những đứa trẻ thân yêu của mình lại là nơi nguy hiểm nhất trong nhà. Chúng ta cố gắng trang trí căn phòng với những lớp sơn nhiều màu sắc, sắm đồ nội thất mới, trải những lớp thảm mềm mại để bé có thể cảm thấy thật ấm cúng và thoải mái khi bước vào phòng. Tuy nhiên, theo một thử nghiệm được tiến hành, một tuần sau khi tiến hành sửa chữa và trang hoàng nội thất, không khí trong phòng đã có tới hơn 300 loại hóa chất khác nhau và rất nhiều trong số đó có thể gây ra các tác hại lớn đến sức khỏe của trẻ em nếu chúng phải hít thở trong đó một thời gian dài.

Để loại bỏ những điều đó cũng không phải khó, tuy không thể hoàn toàn triệt tiêu hết nhưng cũng phần nào giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé yêu.

Mua đồ nội thất đã qua sử dụng. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người không thích điều này, nhưng hãy thử nghĩ tới những chất như formaldehyde trong đồ nội thất mới có thể khiến con của bạn bị dị ứng, tiếp xúc với niêm mạc gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho, chảy nước mắt nước mũi. Vì vậy trước khi bạn không đồng ý với lời đề nghị này, thì suy nghĩ thật kỹ về những nguy hiểm mà đồ nội thất mới có thể đem đến.
Chăn, ga, gối, đệm được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Trong trường hợp này đừng quá tiết kiệm mà hãy lựa chọn những đồ được làm từ chất liệu bông cao cấp. Đặc biệt lưu ý khi lựa chọn đệm, ngày nay có rất nhiều sản phẩm được bổ sung thêm hóa chất chẳng hạn như chất chống cháy. Sự không ổn định của các hợp chất đó có thể dễ dàng bay hơi và ảnh hưởng tới đường hô hấp khi đang ngủ.

Sử dụng màu tự nhiên. Bạn sẽ cho rằng điều này không khả thi vì hiện nay hầu như các nhà sản xuất đều sử dụng các “mánh” để biến tất cả thành “tự nhiên”, nên thật khó để phân biệt được chúng. Tuy nhiên thuốc nhuộm tự nhiên chỉ chứa các thành phần tự nhiên và không có chất độc hại hay các thành phần dầu. Bởi vậy hãy cố gắng tìm hiểu một chút và để tâm vào thành phần được ghi trên bao bì khi mua.

Hạn chế sử dụng các loại hóa chất trong nhà. Dù thực tế là các loại chất tẩy giúp ích rất nhiều trong việc vệ sinh nhà cửa nhưng phải nhớ rằng chúng vẫn chỉ là các chất hóa học và chỉ đem lại cảm giác ảo về sự sạch sẽ. Nên tốt nhất nếu có thể thì hãy thay các sản phẩm đó bằng các mẹo làm sạch theo dân gian hoặc sử dụng soda, giấm.
Xem chi tiết…

Dùng tỏi tía đúng cách như thế nào?

Tỏi tía có tên khoa học là Allium sativum, là loại tỏi củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm. Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng.

Tỏi tía là một gia vị quen thuộc và còn là một vị thuốc rất quý cho sức khỏe. Các công trình khoa học trên khắp thế giới đã chứng minh rõ rệt những tác dụng sau đây của tỏi đối với sức khỏe con người: ° Tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi.

Dầu tỏi dùng lúc trước khi đi ngủ sẽ giúp có giấc ngủ sâu, hô hấp mạnh trong khi ngủ giúp thau rửa các khí cặn bã ở đáy phổi. ° Tỏi diệt vi rút mạnh và không bị kháng, nhất là vi rút cúm, vi rút gây viêm họng, ho dai dẳng. Trong các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu thì nhanh khỏi hơn và hồi phục tốt hơn. ° Làm sạch mỡ trong gan, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp. Tỏi giảm béo bụng rõ rệt nhờ cơ chế giảm tổng hợp chất béo và tăng cường trao đổi chất, kích thích cơ thể sử dụng năng lượng dư thừa, làm hết chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, làm mạnh hệ tiêu hóa. ° Chống lão hóa cơ thể và chống ung thư.

Mặc dù tỏi tía rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số mọi người vẫn chưa biết cách dùng đúng loại “gia vị thuốc” này. Thói quen vẫn là dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng với thức ăn. Điều này sẽ làm mất đi phần lớn hoạt chất quý của tỏi. Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực. Cách dùng hiệu quả là ngâm tỏi với rượu hoặc giấm, uống hàng ngày. Tuy vậy cách này không tiện dụng khi dùng và vẫn còn mùi khó chịu. Hiệu quả và cao cấp hơn nữa thì chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi và đóng thành viên nang mềm. Tại Việt Nam, trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước được thực hiện tại Viện

Công nghệ Thực phẩm Quốc gia về trích ly dầu tỏi tía, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã thành công trong việc chiết xuất các hoạt chất này và làm ra viên dầu tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, cúm và ho dai dẳng, giảm béo bụng . Theo TS. Bùi Quang Thuật, Phó Viện trưởng Viện CNTP cho biết: Chỉ cần dùng 200-300mg dầu tỏi tía/ngày trong vòng 4 tháng thì sẽ làm sạch mỡ trong gan, huyết áp, mỡ máu được cải thiện rõ rệt. Cũng theo TS. Thuật thì nên uống dầu tỏi tía vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh được mùi vị khó chịu, hơn nữa lại giúp kích thích tiêu hóa mạnh và ngăn ngừa đau bụng do lạnh hiệu quả. Dầu tỏi tía uống trước khi đi ngủ còn giúp kích thích hô hấp khi ngủ, làm sạch phổi và ngăn ngừa cúm hiệu quả. Đến khi ngủ dậy thì cũng hết mùi hôi của tỏi. Cũng không nên dùng viên bột tỏi vì các thành phần quan trọng dễ bay hơi đã bị mất gần hết khi nghiền tỏi thành bột và dập viên.
Xem chi tiết…

Không khí bẩn và hệ lụy ung thư

Khi không khí ô nhiễm, sức khỏe của con người bị đe dọa bởi các bệnh viêm phổi, hen suyễn, ung thư, viêm khí quản, tim mạch, suy nhược thần kinh…, làm giảm tuổi thọ. Nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang mang bệnh, người thường làm việc ngoài trời…


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 17-10 đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người, hơn cả việc hút thuốc thụ động. Tỉ lệ tử vong có sự khác biệt lớn mà khu vực Đông Nam Á là nghiêm trọng nhất. Phương án khẩn cấp xử lý ô nhiễm không khí đang được nhiều quốc gia quan tâm.

Đây là lần đầu tiên Viện quốc tế chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) - thuộc WHO - coi ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra các căn bệnh chết người này. Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là khí thải từ giao thông vận tải, các nhà máy điện, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

"Nước bị ô nhiễm có thể xử lý lọc sạch, đun sôi trước khi uống, còn không khí bị ô nhiễm thì con người phải thở hít trực tiếp..., gây ra nhiều bệnh tật”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) TS Hoàng Dương Tùng cảnh báo. Gần như 100% đô thị lớn của nước ta hiện đang bị ô nhiễm bụi. Ô nhiễm không khí ở ta tiếp tục gia tăng chủ yếu từ giao thông do 100% xe máy chưa được kiểm soát nguồn thải. Những hạt bụi nhỏ liti (PM2.5) lơ lửng trong không khí có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp.

Trong khi các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là 1 trong 10 nước ô nhiễm không khí nặng nề nhất. Vấn đề này ở ta tiếc thay chưa được quan tâm đúng mức. Việc quản lý chất lượng không khí vẫn đang "cha chung không ai khóc”, chồng chéo giữa các bộ ngành. Chính phủ giao Bộ TN&MT thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về môi trường, trong đó có không khí, nhưng rốt cục lại giao cho Bộ GTVT kiểm soát ô nhiễm không khí đô thị, cải thiện chất lượng không khí đô thị. Việc đánh giá, kiểm soát nguồn thải giao các Bộ GTVT, Công thương, Xây dựng...

Vẫn theo TS Hoàng Dương Tùng, hiện toàn bộ 9 trạm quan trắc không khí tự động ở TPHCM và 2 trạm tại Hà Nội đã "bất động”, nghĩa là mức độ ô nhiễm môi trường tại 2 thành phố lớn này đang tuột khỏi tầm kiểm soát của các chuyên gia. Lý do là thiếu kinh phí duy trì, bảo dưỡng và hiệu chỉnh, theo Cục Kiểm soát Ô nhiễm (Tổng cục Môi trường). Tình hình trạm quan trắc "bất động” hoặc hoạt động cầm chừng còn xảy ra tại nhiều địa phương.

Công cụ kiểm soát ô nhiễm không khí là các trạm quan trắc vừa yếu lại vừa thiếu, đã không cập nhật số liệu về chất lượng không khí tại Hà Nội, TPHCM…, nên cũng không công khai thông tin mọi trường hợp phát thải vượt mức cho phép cho người dân biết. Mỗi năm Hà Nội cấp khoảng 1,5 tỷ đồng để duy trì sự hoạt động của các trạm quan trắc song chỉ đủ duy trì đội ngũ kỹ thuật, chứ không thể mua sắm trang thiết bị thay thế.

Theo đánh giá của WHO, nếu chất lượng không khí tại Hà Nội tiếp tục đi xuống như hiện nay, số người nhiễm bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như viêm phế quản cấp và mãn tính, hen suyễn, các vấn đề về tim mạch... sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Cần mạnh tay xử lý ô nhiễm không khí.

Tổng cục Môi trường đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, với sự hỗ trợ từ Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam. Dự kiến cuối năm nay, Tổng cục sẽ trình lãnh đạo Bộ TN&MT dự thảo Kế hoạch để đưa vào chương trình xây dựng văn bản và trình Thủ tướng Chính phủ năm 2014. Trọng tâm giờ đây là cần xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại các thành phố lớn, khu công nghiệp để giám sát, phát hiện ô nhiễm không khí hoặc các nguồn khí thải gây ô nhiễm.
Xem chi tiết…

Phá hủy khối u gây tắc nghẽn khí quản

Tắc nghẽn nội khí quản do u lành tính hay ác tính, có thể dẫn đến viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp và tử vong.

Trong phần lớn các trường hợp, cắt bỏ tổn thương gây tắc nghẽn là không thể thực hiện được. Phá bỏ hoàn toàn khối u để làm thông thoáng đường thở là phương pháp điều trị giảm nhẹ thích hợp cho những bệnh nhân này.


Các kỹ thuật điều trị giảm nhẹ hiện đang được áp dụng tại BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM gồm: Điều trị áp lạnh (cryotherapy), nhiệt đông cao tần (electrocautery) thông qua nội soi phế quản ống mềm hay ống cứng.

Chọn lựa phương tiện để thực hiện tùy thuộc mức độ tắc nghẽn đường thở do u nội phế quản, khả năng dung nạp gây mê toàn thân của bệnh nhân và kinh nghiệm của thủ thuật viên soi phế quản.

Phương pháp soi phế quản ống cứng có giá trị đối với u nội phế quản kích thước rất lớn, bệnh nhân có nguy cơ xảy ra suy hô hấp, vì vậy ưu tiên trong những trường hợp lâm sàng này là kiểm soát nhanh tình trạng chảy máu và nhu cầu phá hủy nhanh u nội phế quản để làm thông thoáng đường thở, đảm bảo thông khí tốt.

Kỹ thuật soi phế quản ống mềm có thể thực hiện an toàn dưới gây tê tại chỗ, có giá trị nhất trong những trường hợp u nội phế quản nằm ở vị trí ngoại biên hơn.

Nhiệt đông cao tần sử dụng dòng điện để tạo nhiệt và phá hủy mô, phá hủy nhanh khối u trong vài giây, vì thế đây là biện pháp hợp lý để làm giảm tình trạng suy hô hấp sắp xảy ra.

Nghiên cứu tại BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM cho thấy, kỹ thuật nhiệt đông cao tần phá hủy và làm thông thoáng hoàn toàn đường thở cho 92,9% bệnh nhân và làm giảm nhẹ triệu chứng khó thở trong 100% trường hợp.

Áp lạnh sử dụng N2O để tạo lạnh phá hủy mô sống là một kỹ thuật đơn giản, không biến chứng, khung phế quản được bảo tồn. Hoại tử hoàn toàn mô đạt được sau 8 - 10 ngày.

Áp lạnh được chỉ định để điều trị những tổn thương thâm nhiễm, những u dạng chồi khí phế quản không có yêu cầu điều trị cấp cứu, những ung thư phế quản tại chổ hay vi xâm lấn. Tai biến do điều trị áp lạnh trong lòng đường dẫn khí ít xảy ra hoặc không đáng kể.

Trong ung thư phế quản, cả áp lạnh và nhiệt đông cao tần có thể có sự cộng hưởng hiệu quả khi kết hợp với xạ trị, có thể có hiệu ứng hiệp đồng khi sử dụng điều trị kết hợp áp lạnh với hóa trị hoặc xạ trị.
Xem chi tiết…

Tránh nhiễm độc trong quá trình sử dụng máy photocopy

Máy photocopy được sử dụng dựa trên nguyên lý: lợi dụng điện xung áp cực cao để phóng điện, lợi dụng ánh sáng tác dụng hình thành phần in kín để chụp tài liệu. Khi sử dụng máy, đèn thủy ngân cao áp hoặc tia lửa điện (có chứa một lượng lớn tia cực tím) có tác dụng biến đổi oxy trong không khí thành ozone.

Theo các kết quả nghiên cứu đã công bố, cơ thể rất nhạy cảm với khí ozone: khi làm việc trong môi trường có nồng độ khí ozone từ 10mg/m3 trở lên, nếu không có biện pháp bảo vệ, phổi sẽ tồn đọng một lượng khí ozone lớn dẫn đến bệnh sưng phổi nước nhiễm độc tính. Riêng những người tiếp xúc máy photocopy trong thời gian dài có nguy cơ bị các bệnh về đường hô hấp như: ho, mũi họng khô, khó thở, viêm khí quản..... Ở mức độ nặng hơn, sẽ xuất hiện những bệnh lý liên quan đến thần kinh như đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực và khả năng miễn dịch...

Chưa kể các loại mực của máy photocopy (mực nước, mực bột) cũng có tác hại không nhỏ đối với sức khỏe. Chẳng hạn mực bột được sản xuất từ nguyên liệu than đen đặc biệt; ôxít cácbon thơm trong than đen không những có khả năng làm thay đổi kết cấu của tế bào nhiễm sắc thể bình thường mà còn có thể gây ung thư. Còn mực nước được làm từ mực bột có hòa trộn dung dịch ôxít cácbon. Dung dịch này dễ sôi ở nhiệt độ thấp, dễ bốc hơi và nếu điều kiện thông gió trong phòng không tốt, bụi than đen bám lại trong phòng sẽ tăng nguy cơ gây bệnh cho những người làm việc với máy.

Để giảm bớt tác hại của máy photocopy, người trực tiếp đứng máy nên tránh nhìn vào ánh sáng phát ra từ máy, đậy nắp máy trước khi vận hành, cách này sẽ giúp hạn chế việc phóng thích ozone ra bên ngoài. Kế đến, cần chú ý đến nơi đặt máy, không nên đặt nhiều máy photocopy quá sát nhau trong phòng làm việc kín. Chỗ đặt máy cần phải thông thoáng, nếu có gió tự nhiên và ánh sáng mặt trời thì càng tốt. Để bảo đảm cho sức khỏe, người đứng máy nên mang khẩu trang khi vận hành máy, tránh sao chụp liên tục. Đứng máy khoảng một tiếng thì nên dừng nghỉ 5 – 10 phút. Ngoài ra, mực in nên chọn loại ít thành phần độc hại như chì hay những chất hữu cơ khó phân hủy (POP).
Xem chi tiết…

Những dấu hiệu báo hiệu ung thư

Đôi khi một vài dấu hiệu quen thuộc của cơ thể có thể là lời cảnh báo nguy cơ mắc bênh ung (trong đó có ung thư khí quả)cho bạn.
Những dấu hiệu này rất khó nhận biết, thậm chí còn dễ bị hiểu nhầm là bệnh khác, từ đó khiến chúng ta trì hoãn việc trị bệnh. Dưới đây là 14 triệu chứng ít ngờ nhất của căn bệnh ung thư. 


1. Cân năng giảm đột ngột

Trong vòng mấy tháng mà cân nặng giảm đáng kể mà không rõ nguyên nhân. Vậy bạn hãy cẩn thận với ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, ung thư thực phản, ung thư phổi.

Khi bị ung thư, những thay đổi chuyển hóa, cơ thể đốt cháy calori nhanh hơn mức calori được thay thế. Những thay đổi chuyển hóa này gây ra bởi các yếu tố trung gian viêm và các yếu tố gây phân giải protein được sản sinh ra do hậu quả của ung thư. 

2. Sốt

Hầu như tất cả bệnh nhân ung thư đều có gian đoạn phát bệnh và trị bệnh, có thể do hệ miễn dịch bị suy giảm nên dễ bị sốt, một số bệnh ung thư còn có triệu chứng mệt mỏi… Cho nên, nếu bạn thấy cơ thể có dấu hiệu bị sốt thường xuyên, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng thể.

3. Đau đầu

Trong nhiều trường hợp, đau đầu là một trong những triệu chứng lớn của ung thư di căn. Tuy nhiên, thời kỳ đầu của ung thư xương và ung thư tinh hoàn hay ung thư não đều có triệu chứng đau đầu, đó là do hệ thần kinh trung ương bị tác động mạnh.

4. Da thay đổi bất thường

Nếu nốt ruồi có sự thay đổi bất thường về ngoại hình, kích thước và màu sắc cũng như có tổn thương mới trên da, thì nên cẩn thận với ung thư da. Vết thương trên da của những người hút thuốc lá, nghiên rượu càng lâu lành hơn.

Ung thư da luôn khởi đầu với những thương tổn tiền ung thư và những tổn thương này thường phát ngay ra ngoài da dưới các hình thức là sự bất thường trên da.

5. Thói quen đi vệ sinh thay đổi hoặc chức năng bàng quang bất thường

Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần, đi tiểu ra máu, tiểu khó hoặc rối loạn chức năng bàng quang… đều có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng hay ung thư bàng quang. Các tế bào ung thư có mầm mống phát triển có thể chèn vào các cơ quan của hệ bài tiết, dẫn đến các thói quen trên.

6. Khoang miệng xuất hiện các nốt trắng hoặc đầu lưỡi xuất hiện đốm trắng

Các đốm trắng trong niêm mạc miêng để lâu không điều trị dễ phát triển thành viêm và về lâu dài sẽ chuyển sang ung thư khoang miệng.

Vú hay các bộ phận khác của cơ thể tăng sản hoặc có khối u cũng là dấu hiệu ung thư. Ảnh minh họa

7. Xuất huyết bất thường hoặc tiết dịch bất thường

Trong đờm có máu nên cảnh giác với ung thư phổi, đi vệ sinh ra máu thì phải giác với ung thư trực tràng hoặc ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc ngoại tử cung bất thường gây chảy máu âm đạo, đi tiểu ra máu có thể là một trong những triệu chứng điển hình ung thư bàng quang và ung thư thận, đầu vú tiết dịch ra máu lại có thể là tín hiệu của ung thư vú.

8. Vú hay các bộ phận khác của cơ thể tăng sản hoặc có khối u

Những triệu chứng này cũng có thể do nguyên nhân khác gây ra hoặc là biểu hiện của bệnh ung thư vú. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra để biết nguyên nhân chính xác.

Khoảng 90% khối u ở vú là lành tính, thường do sự thay đổi hormone. Nhưng nó cũng có thể là u nang chứa dịch. Những khối u này không thể phát triển thành ung thư nhưng nếu xuất hiện nhiều ở mô vú thì có nguy cơ cao bị ung thư.

9. Tiêu hóa không tốt hoặc khó nuốt

Các triệu chứng này liên quan tới ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Nếu phát hiện điều trị sớm sẽ giúp việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh này.

Viêm thanh quản nếu bị bội nhiễm nặng sẽ dẫn đến phù nề, gây khó nuốt, nuốt đau, khó thở... Soi thì thấy dây thanh quản sưng to, phù nề, hoặc có u. 

10. Ho liên tục hoặc khản tiếng

Đây là một trong những triệu chứng chủ yếu của ung thư thanh quản. Nếu ho suốt một thời gian dài nên cẩn thận trước nguy cơ ung thư phổi hoặc ung thư dây thanh quản.

Bệnh nhân bị ung thư phổi, dây thanh quản thường gặp trở ngại trong việc thở (khó thở) do đường thở bị làm tắc nghẽn, từ đó dẫn đến ho hoặc thở khò khè, thậm chí ho ra máu.

Đi vệ sinh ra máu thì phải cảnh giác với ung thư trực tràng hoặc ung thư ruột kết. Ảnh minh họa

11. Cúm mãi không khỏi 

Dấu hiệu ban đầu của ung thư mũi họng không rõ ràng, nên việc phát hiện sớm rất khó khăn. Nếu bị chảy máu cam và có triệu chứng cảm như chảy mũi, ho ra đờm… lại mãi không khỏi hoặc người bình thường không hay cảm liên tục cảm phải cảnh giác nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra.

Trong nhiều trường hợp, khi có tế bào phát triển thành ung thư, nó sẽ cản trở các hệ trong cơ thể như hệ hô hâp, hệ miễn dịch, do đó, con người dễ bị cúm hơn.

12. Thường xuyên đi tiểu

Hiệp hội ung thư Mỹ cho biết, phụ nữ đau bụng dưới, sưng hoặc đau bụng, nhanh chóng có cảm giác no, buồn đi tiểu và tiểu gấp, hầu như mỗi ngày đều xuất hiện một triệu chứng trong đó cần đi khám ngay. Ngoài ra, tình trạng sưng thỉnh thoảng có thể chèn ép ruột già, do đó nếu thói quen đi vệ sinh thay đổi, cũng là một lời cảnh báo.
Xem chi tiết…

Ô nhiễm không khí - nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng cảnh báo rằng không khí chúng ta hít thở hằng ngày đang chứa đầy những chất gây ung thư và cần được coi là tác nhân gây ung thư ở người.

Ô nhiễm không khí - Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã trích dẫn số liệu cho thấy trong năm 2010, có 223.000 người bị chết do ung thư phổi là hậu quả của ô nhiễm không khí và cũng có bằng chứng thuyết phục là ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Ô nhiễm không khí ngoài trời, chủ yếu gồm khí thải giao thông, phát điện, khí thải công nghiệp và nông nghiệp, sưởi ấm và đun nấu trong sinh hoạt, đã được biết là làm tăng nguy cơ nhiều bệnh, bao gồm bệnh hô hấp và tim mạch. Nghiên cứu đã cho thấy trong những năm gần đây, mức độ phơi nhiễm đã tăng đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là những nước đông dân có tốc độ công nghiệp hóa nhanh như Trung Quốc.

“Chúng tôi biết rằng ô nhiễm không khí ngoài trời không chỉ gây nguy cơ nghiêm trọng đố với sức khỏe nói chung mà còn là nguyên nhân môi trường hàng đầu dẫn đến tử vong do ung thư”, Kurt Straif, trưởng bộ phận chuyên khảo của IARC, có nhiệm vụ phân loại các tác nhân gây ung thư, nói. “Không khí mà chúng ta hít thở đang bị ô nhiễm bởi hỗn hợp nhiều chất gây ung thư”.

Trong một thông cáo được đưa ra sau hội thảo kéo dài một tuần của các chuyên gia nhằm đánh giá những bằng chứng khoa học mới nhất, IARC cho biết cả ô nhiễm không khí ngoài trời và “vật chất dạng tiểu phân”, một thành phần chính trong không khí ô nhiễm - sẽ được phân vào Nhóm 1 tác nhân gây ung thư ở người. Như vậy không khí ô nhiễm sẽ được xếp cùng với hơn 100 chất gây ung thư khác thuộc nhóm 1, bao gồm amiăng, plutoni, bụi silic, tia cực tím và khói thuốc lá.

Chương trình chuyên khảo của IARC, còn được gọi là “bách khoa toàn thư về các tác nhân ung thư”, hướng tới một nguồn bằng chứng khoa học chính thức về các chất gây ung thư. Chương trình đã phân loại nhiều hóa chất và hỗn hợp có thể là thành phần của ô nhiễm không khí, bao gồm khí thải động cơ diesel, dung môi, kim loại và bụi. Nhưng đây là lần đầu tiên các chuyên gia phân loại ô nhiễm không khí là một nguyên nhân gây ung thư.

Dana Loomis, phó trưởng bộ phận nói: “Kết quả từ nhiều nghiên cứu được tổng kết đều chỉ ra một hướng chung: nguy cơ bị ung thư phổi tăng đáng kể ở những người tiếp xúc với ô nhiễm không khí”.

Mặc dù cả thành phần và mức độ ô nhiễm có thể khác nhau rõ rệt giữa các địa phương, song IARC cho biết kết luận của họ được áp dụng cho tất cả các vùng trên toàn thế giới.

Giám đốc IARC, Christopher Wild, cho rằng quyết định của cơ quan này phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời như một tác nhân gây ung thư ở người là bước tiến quan trọng để báo động cho các chính phủ về nguy cơ và chi phí tiềm ẩn của vấn đề này.

Có nhiều cách rất hiệu quả để giảm ô nhiễm không khí, và căn cứ vào mức độ phơi nhiễm của người dân trên toàn thế giới thì báo cáo này sẽ phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải bắt tay vào hành động.
Xem chi tiết…

Cứu sống bệnh nhân hẹp khí quản gây tắc đường thở

Bệnh nhân Nguyễn Thị Mai (Hà Nội) bị ung thư tuyến giáp trong lòng khí quản vừa được phẫu thuật bằng phương pháp cắt nối và tạo hình khí quản.


Trước đó, bệnh nhân sang Singapore điều trị, song các bác sĩ ở đây nói không có khả năng phẫu thuật và chỉ định xạ trị 4 liệu trình. Sau đó, được trả về với khối u trong khí quản vẫn tiếp tục phát triển, sự khó thở ngày càng tăng. Các bác sĩ BVTƯ Quân đội 108 đã nhanh chóng phẫu thuật, cắt bỏ khối u gây tắc đường thở, nối khí quản.

TS Hoàng Quốc Toàn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Lồng ngực-Tim mạch, BV TƯ Quân đội 108 cho biết, thế giới mới công bố 22 ca bị hẹp do ung thư khí quản sau chạy tia được tách nối thành công. Tại Việt Nam, đây là lần đầu, đã cắt bỏ toàn bộ khối u xâm lấn khí quản, lấy mạc nối lớn dưới bụng đặt sau xương ức thành vạt ôm phủ khí quản sau cắt nối, cắt triệt để khối ung thư, cứu sống bệnh nhân.

TS Toàn cho biết, hẹp khí quản gây tắc đường thở rất thường gặp và nhanh chóng gây tử vong cho bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời. Tổn thương hẹp khí quản xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như: Sau mở khí quản, hẹp bẩm sinh, u nguyên phát tai khí quản, có u trong trung thất, vùng cổ tuyến giáp xâm lấn, lao... và nhất là chít hẹp sau xạ trị ung thư vùng cổ. Biểu hiện, bệnh nhân khó thở tăng dần, thở có tiếng rít, có trường hợp không thở được. Nhiễm trùng hô hấp lặp đi lặp lại do bệnh nhân không thể ho, khạc được. Khi bị chít hẹp, nếu không cấp cứu kịp thời, khơi thông khí đạo, bệnh nhân sẽ tắc thở, tử vong. Nếu để thở ống lâu sẽ dẫn tới viêm phổi, viêm khí quản, nguy hiểm tính mạng.  
Xem chi tiết…

Chất độc màu da cam - thêm 1 nguyên nhân gây ung thư

Đây là một câu hỏi thường được nhiều cựu chiến binh và nhất là người dân ở các vùng bị nhiễm chất độc da cam đặt ra. Tuy vậy, câu hỏi ấy thật khó giải đáp vì nhiều lẽ.

Thứ nhất, do biểu hiện lâm sàng của tất cả các loại bệnh, các tai nạn sinh sản, các dị dạng, dị tật do chất da cam gây ra đều giống các loại đã có từ xa xưa trong xã hội loài người. Vậy trường hợp nào là bệnh do chất da cam, trường hợp nào là bệnh do các nguyên nhân khác gây ra ? Khoa học vẫn chưa khẳng định được. Nguyên nhân là do cơ chế gây bệnh của chất da cam chưa được làm rõ. Viện Y học thuộc Viện hàn lâm khoa học Mỹ có liệt kê 13 bệnh có liên quan trực tiếp đến chất da cam. Nhiều nhà khoa học cho rằng chất da cam làm suy giảm sức đề kháng, làm suy giảm toàn bộ hệ thống miễn dịch của con người nên bệnh tật do đi-ô-xin gây ra không dừng lại ở con số 13.

Thứ hai, do số lượng nạn nhân luôn biến động. Nhiều nạn nhân đã chết. Có những người chết mà không biết hoặc biết nhưng chưa được công nhận là nạn nhân da cam (NNDC). Trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20 và trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 vẫn có những trẻ em sinh ra là NNDC.

Thứ ba, do thiếu nhân lực, tài lực để tiến hành công việc điều tra, khảo sát, giám định, thống kê NNDC. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí về tiền bạc. Giá cho một mẫu xét nghiệm đi-ô-xin trong máu, mỡ người là 1.200 - 1.500 USD. Để xét nghiệm cho hàng chục vạn (chưa nói đến hàng triệu nạn nhân) là điều mà ngân sách không thể kham nổi.

Bên cạnh 3 nguyên nhân đã nêu còn có nguyên nhân do hồ sơ, giấy tờ chứng minh (là người đã từng hoạt động trong các vùng bị rải chất da cam) bị thất lạc bởi nhiều nguyên nhân. Việc công nhận là NNDC ở Việt Nam cũng như ở Mỹ và các nước khác hiện nay đều dựa vào hai tiêu chí: Nguyên nhân làm phát sinh bệnh tật và hậu quả gây ra các bệnh tật thuộc danh mục được nhà nước công nhận.


Nguyên nhân là thời gian và không gian phơi nhiễm chất da cam. Ở Việt Nam, thời gian bị phơi nhiễm được tính bắt đầu từ 10-8-1961 trở về sau. Người nào mắc những bệnh hoặc sinh con có dị dạng, dị tật tuy phù hợp với danh mục bệnh tật đã được nhà nước công nhận, nhưng xảy ra trước ngày 10-8-1961 thì không phải là NNDC. Ở Việt Nam, địa điểm phơi nhiễm được công nhận là những vùng đất từ vĩ tuyến 17 trở vào, vùng biên giới Việt-Lào, biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, 20 xã thuộc bờ bắc sông Bến Hải (Vĩnh Linh, Quảng Trị), khu vực đèo Mụ Giạ (Quảng Bình). Những người tuy có bệnh tật hoặc sinh con dị dạng, dị tật nhưng không có thời gian lao động, công tác, chiến đấu tại các vùng bị phun rải chất da cam thì không phải là nạn nhân da cam.

Về phơi nhiễm, có phơi nhiễm trực tiếp và phơi nhiễm gián tiếp. Phơi nhiễm trực tiếp là những người có tiếp xúc trực tiếp với chất da cam, bao gồm những người bị phun rải, những người sống, hoạt động trong những điểm nóng, tức vùng có tồn lưu chất độc dioxin cao. Phơi nhiễm gián tiếp là những con, cháu của những nạn nhân da cam. Họ là nạn nhân da cam do di truyền gien khiếm khuyết của ông, bà, bố, mẹ hoặc qua bú sữa mẹ là những NNDC. Không phải mọi người bị phơi nhiễm chất da cam đều mắc bệnh và không phải tất cả con, cháu của NNDC đều mắc bệnh, đó là điều mà khoa học chưa giải thích được. Theo số liệu của nữ khoa học gia người Mỹ Sten-man, ở Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó có 1,3 triệu người là nạn nhân.

Về hậu quả, những căn bệnh được công nhận là hậu quả của tác nhân da cam theo Quyết định số 09 ngày 20/2/2008 của Bộ Y Tế công bố gồm có 17 loại bệnh: Ung thư phần mềm ; U lympho không Hodgkin ; Ung thư Hodgkin ; Ung thư phế quản-phổi ; Ung thư khí quản ; Ung thư thanh quản ; Ung thư tiền liệt tuyến ; Ung thư gan nguyên phát ; Bệnh đau xương tủy ác tính ; Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính ; Tật gai sống chẻ đôi; Bệnh trứng cá do clo; Bệnh đái tháo đường týp 2 ; Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm ; Các bất thường sinh sản ; Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của những người bị nhiễm chất độc hóa học/đi-ô-xin) ; Rối loạn tâm thần. 

Việc xác định có đúng là bệnh thuộc danh mục của Bộ Y tế công bố hay không được thực hiện thông qua Hội đồng giám định y khoa. Người được xét công nhận là NNDC phải là người có đủ hai yếu tố: nguyên nhân và hậu quả. Thiếu một trong hai yếu tố đã nêu thì không phải là NNDC.

Với người Mỹ, theo quy định của Mỹ, những ai đã đặt chân lên đất Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh mà mắc bệnh thuộc danh mục được Viện Y học Mỹ công bố đều được hưởng trợ cấp tổn thương do chất da cam. Quân nhân Mỹ thuộc lực lượng hải quân Mỹ đang khiếu nại đòi được trợ cấp như những người hoạt động trên đất liền. Họ cho rằng mình cũng bị tổn thương bởi những đám sương da cam từ đất liền bị gió thổi bay ra biển.

Việc công nhận là NNDC hiện nay được thực hiện bởi các Hội đồng giám định mà thành phần gồm có đại diện của các ngành : Y tế, Lao động-Thương binh và xã hội, Hội nạn nhân chất độc da cam, Hội Cựu chiến binh, MTTQ. Ở Việt Nam hiện chưa tiến hành tổng điều tra số lượng NNDC trong toàn quốc. Con số 4,1 triệu người phơi nhiễm và 1,3 triệu nạn nhân là do nữ khoa học gia người Mỹ Sten-man nêu ra. Bà Sten-man cho rằng con số đó chưa đầy đủ bởi bà thống kê căn cứ vào số dân tại các khu vực bị phun rải theo bản đồ của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Số dân sống ngoài các khu dân cư, sống trong rừng núi hoặc sống trong các vùng do chính quyền cách mạng kiểm soát chưa được tính đến. Nhà khoa học Nga Xa-phrô-nốp lại cho rằng số người Việt Nam bị phơi nhiễm là 20 triệu người, bao gồm cả số dân ở vùng bị trực tiếp phun rải và vùng lan tỏa theo làn gió và dòng nước. Trong thời chiến, có những nơi, những thùng chứa chất da cam sau khi hút hết được đem bán cho dân hoặc cho không. Người dân đã sử dụng các thùng ấy để chứa nước, cất giữ lúa, khoai, sắn, đỗ, lạc.. và họ đã tự đầu độc mình mà không biết. Có một thực tiễn chứng minh là trong số 63 tỉnh, thành trong toàn quốc thì hầu như tỉnh, thành nào cũng có NNDC.

Theo tài liệu của Mỹ, đến đầu năm 1979 đã có 52.220 người tham gia vụ kiện tập thể của các cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm chất da cam đòi bồi thường(1). Theo thống kê của Hội NNDC Hàn Quốc, tính đến 31-12-2005 đã có 93.830 cựu chiến binh được thừa nhận là NNDC. Theo Hội chất độc da cam Ca-na-da, tại căn cứ Ghết-tao, nơi Mỹ phun rải thí nghiệm chất da cam trước đây cũng có 1.453 nạn nhân. Riêng số NNDC của các nước tham chiến cùng Mỹ như Úc, New Zealand, Thái Lan chưa được thống kê.

Thông qua vụ kiện của các NNDC Việt Nam tại Mỹ năm 2004, nhân dân của những nước đã từng mua và sử dụng chất diệt cỏ của Mỹ, từng có các nhà máy hóa chất Mỹ hoạt động hoặc là kho lưu giữ, trung chuyển hay bị Mỹ đem chôn giấu lén lút chất da cam còn lại sau chiến tranh Việt Nam (như Hàn Quốc, Nhật Bản) mới biết rằng họ cũng là NNDC. Do đó, tổng số nạn nhân chất da cam của Mỹ sẽ không dừng lại ở một, hai triệu người mà nhiều hơn thế. Họ chính là những nguyên đơn tiềm năng của các vụ kiện đòi Chính phủ mình, Chính phủ Mỹ hoặc các công ty hóa chất Mỹ phải bồi thường.

Trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới, hiếm có cuộc chiến tranh nào gây tổn hại nhiều sinh mạng cho một quốc gia như cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ đã gây ra ở Việt Nam. Thiệt hại do hai quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki trong chiến tranh thế giới lần hai là 210.000 người, song thiệt hại về người do chất độc da cam/dioxin gây ra lớn hơn gấp nhiều lần con số ấy.

Theo báo cáo hàng năm của Bộ CCB Mỹ, số lượng CCB da cam Mỹ nhận được trợ cấp thương tật đã tăng lên 20% trong giai đoạn 2003-2008, đạt đến con số 1.015.410 người. Số lượng nạn nhân da cam Mỹ lớn hơn con số này. Còn nhiều CCB Mỹ vẫn chưa được công nhận là nạn nhân da cam. 
Xem chi tiết…

Dùng nấm làm sạch đất ô nhiễm amiang

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Torino, Italia, đã tìm ra một số loại nấm giúp làm sạch đất bị ô nhiễm amiăng. Thậm chí nó còn có thể chuyển gene tấn công amiăng cho các vi sinh vật khác trong đất.


Các sợi amiăng phát tán trong không khí gây bệnh phổi và ung thư khí quản. Làm sạch đất ô nhiễm quanh các mỏ và nhà máy amiăng đã ngừng hoạt động còn khó hơn nhiều việc dỡ các tấm amiăng ra khỏi các toà nhà. Hiện tại, chưa có cách nào thực sự tốt để làm sạch những địa điểm này.

Các vi sinh vật đã được sử dụng để làm sạch dầu tràn và đang được nghiên cứu để làm sạch đất cũng như nước chứa kim loại nặng, độc hại, chẳng hạn như chì. Dường như amiăng là mục tiêu tiếp theo của chúng. Sợi amiăng độc hại một phần bởi chúng chứa sắt. Sắt có thể dẫn tới việc hình thành những hoá chất phản ứng mạnh được gọi là các gốc tự do. Gốc tự do làm tổn thương ADN và gây ung thư. Nếu loại bỏ sắt, amiăng trở nên ít độc hại hơn rất nhiều.

Thật may là hầu hết các vi sinh vật trong đất cần sắt để tạo năng lượng. Vì thế cho nên một số vi sinh vật có những cách rất hiệu quả tìm sắt từ môi trường sống của chúng. Lũ sinh vật đó bắt giữ các nguyên tử sắt từ khoáng chất trong đất và cô đặc bằng cách sử dụng các móc hoá học có tên là siderophores.

Perotto và đồng nghiệp chỉ ra rằng một số loại nấm hấp thụ sắt từ crocidolite - một trong những dạng amiăng gây ung thư mạnh nhất. Sợi amiăng mất sắt không thể tạo ra các gốc tự do gây ung thư. Những loại nấm hấp thụ sắt tốt nhất là Fusarium oxysporum - thủ phạm gây thối rữa thực vật - Mortierella hyalina và Oidiodendron maius. Oidiodendron maius tấn công cây thân gỗ, cây bụi và có thể sống trong môi trường ô nhiễm kim loại nặng.

Nhóm rất ngạc nhiên khi thấy lượng sắt mà những loại nấm này hấp thụ từ amiăng. Một số loại vẫn hấp thụ sắt sau hơn 7 tuần. Ngoài ra chúng buộc các sợi amiăng thành một loại mạng gồm những dải nhỏ, làm cho sợi có ít khả năng thoát vào trong không khí nếu đất ô nhiễm amiăng bị xới lên. Để sử dụng những vi sinh vật này làm sạch đất ô nhiễm, cần phải "gieo" một số bào tử nấm vào đất và bổ sung chất dinh dưỡng mà chúng cần cho sinh trường.
Xem chi tiết…

10 nguyên tắc ăn uống giúp tránh xa ung thư

Khoảng hơn 90% trường hợp ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, khoảng 40% liên quan đến thói quen ăn uống, gia vị thức ăn và phương pháp nấu ăn; 30% có liên quan đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là hút thuốc,uống rượu…

Thói quen dinh dưỡng, lối sống lành mạnh sẽ quyết định khả năng “chiến đấu” với sự xâm nhập của ung thư vào cơ thể:

10 nguyên tắc ăn uống giúp tránh xa ung thư

1. Đa dạng hóa thực phẩm

Khi nấu ăn phải chú ý thực phẩm đa dạng, lấy thực phẩm thực vật làm chủ, thực phẩm thực vật nên chiếm hơn 2/3 mỗi bữa ăn. Thực phẩm thực vật là thực phẩm hàm chứa rau xanh, hoa quả, các loại đậu và ngũ cốc.

2.  Khống chế trọng lượng cơ thể

Nên tránh trọng lượng cơ thể quá nặng hoặc quá nhẹ, những người trưởng thành cần khống chế mức thể trọng không quá 5kg so với chuẩn; quá nặng hoặc quá béo dễ dẫn đến ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận, ung thư  đường ruột.

3. Không ăn thực phẩm rán cháy và nướng cháy

Lúc nướng cá, nướng thịt nên tránh không làm cháy, những thực phẩm dùng mỡ rán cũng nên ít dùng, tốt nhất là ăn những thực phẩm luộc, hấp và xào.

4. Ăn nhiều thực phẩm tinh bột

Mỗi ngày ăn khoảng 600-800g các loại ngũ cốc, các loại đậu, thực vật… càng ít gia giảm càng tốt. Tinh bột trong thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư trực tràng và ung thư kết dính đường ruột. Thức ăn có Cen-lu-lo cao có khả năng phòng chống phát sinh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến sữa, ung thư đường ruột và ung thư trực tràng.

5. Ăn nhiều rau xanh hoa quả

Kiên trì mỗi ngày ăn khoảng 400-800g rau xanh, hoa quả, có thể làm cho mức nguy hiểm của bệnh ung thư giảm xuống 20%. Mỗi ngày nên ăn 5  loại hoặc trên 5 loại rau xanh và hoa quả.

6. Không nên uống quá nhiều rượu

Nếu uống rượu thì mỗi ngày không nên quá 1 ly ( tương đương với 250ml bia, 100ml rượu vang và 25ml rượu trắng). Thường xuyên uống rượu dễ tăng thêm nguy hiểm nhiễm bệnh ung thư thực quản, ung thư cổ họng và  ung thư khoang miệng.

7.  Giảm ăn thịt đỏ

Mỗi ngày nên khống chế dung nạp thịt đỏ dưới 90g, tốt nhất là ăn cá và thịt gia cầm thay thế. Ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng tỉ lệ nguy hiểm gây bệnh ung thư trực tràng và ung thư kết dính tràng, đồng thời cần khống chế dung nạp thức ăn có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là mỡ động vật, nên chọn  dầu thực vật (ví dụ như dầu Oliu).

8. Hạn chế muối và gia vị

Hạn chế sử dụng muối và gia vị đồng thời ít ăn những thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể tăng thêm tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới đề xuất mỗi ngày lượng muối nạp vào cơ thể nên ít hơn 6g/người.

9. Không nên ăn thực phẩm lưu giữ quá lâu

Không nên ăn những thực phẩm lưu giữ quá lâu ở nhiệt độ thường,  bởi vì những thực phẩm này có thể đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

10.  Kiên trì tập luyện một môn thể thao thích hợp

Mỗi ngày nên kiên trì tập luyện từ 40-60 phút, bạn có thể chọn chạy bộ hoặc một môn thể thao thích hợp, chỉ cần bạn kiên trì tập luyện thì sẽ nâng cao sức đề kháng và phòng chống được các bệnh ung thư.
Xem chi tiết…

Phòng ngừa ung thư bằng việc vệ sinh răng miệng

Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của TT Nghiên cứu ung thư Aichi (Nhật Bản), những người vệ sinh răng miệng sạch sẽ (đánh răng từ 2 lần/ ngày) có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư khoang miệng hay ung thư thực quản thấp hơn 30%.

Theo tờ Kyodo News của Nhật, nghiên cứu này được tiến hành trên 3.800 người. Kết quả cho thấy thói quen đánh răng để vệ sinh răng miệng có mối quan hệ mật thiết tới bệnh ung thư. Kết quả này đã được Hiệp hội Ung thư Yokohama, Nhật Bản kiểm chứng.


Theo ông Keitaro, phụ trách toàn bộ quá trình nghiên cứu, trong khoang miệng và cổ họng có thể sản sinh ra vi khuẩn gây ung thư acetaldehyde. Đánh răng nhiều lần có thể hạn chế tốc độ phát sinh của loại vi khuẩn này và những chất gây ung thư. Do đó, ít nhất phải đánh răng 2 lần/ ngày (buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ) để có thể ngăn ngừa bệnh ung thư.

Cũng theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu ung thư Roswell Park, Mỹ, vệ sinh răng miệng kém dễ dẫn tới bệnh viêm lợi. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mắc bệnh nha chu với đặc trưng tổn thương xương và các mô mềm xung quanh răng. Ngoài gây ung thư, bệnh nha chu ảnh hưởng và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, tăng đường huyết…

Được biết, nghiên cứu đối với những người hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều cũng có kết quả tương tự như trên. Điều đó chứng tỏ rằng, thói quen vệ sinh răng miệng không tốt cũng có sự ảnh hưởng tương tự những tác nhân gây hại khác( rượu bia, thuốc lá…).
Xem chi tiết…

Chữa hẹp khí quản bằng kỹ thuật mới

10 bệnh nhân bị tắc đường thở do khối u khí quản chèn ép đã được các bác sĩ Khoa Phẫu thuật lồng ngực -Tim mạch (BV T.Ư Quân đội 108) cứu sống nhờ phương pháp cắt nối và tạo hình khí quản.

Tại Bệnh viện Việt Đức, phương pháp đặt stent mở rộng khí quản cũng mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Cắt nối và tạo hình khí quản

Bệnh nhân Trần Đăng Sơn (25 tuổi), bị tai nạn giao thông dẫn tới hôn mê phải mở khí quản để giúp hệ thống hô hấp hoạt động. Tuy nhiên, do mở lâu ngày nên khí quản bị biến chứng hẹp dần khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong.

Đối với trường hợp bệnh nhân Sơn, TS. Hoàng Quốc Toàn - Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật lồng ngực-Tim mạch, BV TƯ Quân đội 108 cho biết, các bác sĩ đã cắt bỏ đoạn hẹp, nối lại, giúp bệnh nhân tự thở, nói bình thường bằng kỹ thuật cắt nối và tạo hình khí quản. Hẹp khí quản gây tắc đường thở là một tổn thương cần cấp cứu kịp thời vì dễ gây tử vong nhanh chóng cho bệnh nhân. Ngoài ra, những bệnh nhân bị chít hẹp khí quản sau xạ trị ung thư vùng cổ, u khí quản, hẹp khí quản bẩm sinh, u nguyên phát tại khí quản, u trong trung thất, vùng cổ tuyến giáp xâm lấn... là những đối tượng có nguy cơ cao bị tắc thở do khí quản bị tổn thương nặng nề. Tính đến nay, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật lồng ngực - Tim mạch đã phẫu thuật thành công cho 15 trường hợp bị chèn ép khí quản gây tắc thở, không có bệnh nhân nào bị biến chứng.

Theo TS.Toàn, trên thế giới hiện đã công bố điều trị thành công cho 22 trường hợp hẹp khí quản do xạ trị ung thư khí quản. Riêng tại Việt Nam, các bác sĩ BV TƯ Quân đội 108 đã điều trị hiệu quả cho hai bệnh nhân bị ung thư khí quản. Đối với những bệnh nhân bị ung thư khí quản đã từng nhiều lần điều trị tia xạ sẽ gây khó khăn cho bác sĩ vì các tổ chức xung quanh cũng như khí quản bị xơ cứng, thiểu dưỡng, nguy cơ hoại tử sau mổ gây bục miệng nối là rất cao. Để giải quyết những khó khăn này, các bác sĩ đã sử dụng vạt mạc nối lớn dưới bụng luồn sau xương ức kéo lên cổ rồi phủ lên trên khí quản để bảo vệ và tăng cường dinh dưỡng cho miệng nối.

Riêng với những bệnh nhân hẹp khí quản do u khí quản nguyên phát hoặc u ở các cơ quan lân cận xâm lấn vào khí quản, bác sĩ sẽ cắt toàn bộ khối u, loại bỏ phần chít hẹp để giải phóng đường thở, sau đó tạo hình khí quản. Cắt nối và tạo hình khí quản được các chuyên gia đánh giá là một trong những kỹ thuật khó thực hiện nhất của phẫu thuật lồng ngực. Bởi lẽ có đoạn khí quản nằm trong lồng ngực, tiếp giáp với những mạch máu lớn, thực quản, hệ thống thần kinh, nếu thực hiện không chuẩn xác dễ dẫn tới biến chứng như bệnh nhân bị mất tiếng hoặc gây chảy máu thực quản.

Với phương pháp mới này, bệnh nhân có thể được bỏ nội khí quản ngay khi còn nằm trên bàn mổ. Đặc biệt, sau mổ, bệnh nhân có thể nói được ngay. Sau 7 đến 10 ngày, bệnh nhân sẽ được xuất viện. TS. Hoàng Quốc Toàn cho biết thêm, kỹ thuật mới này được điều trị cho những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở lâm sàng tăng dần, nhiễm trùng tái phát nhiều lần hoặc bệnh nhân bị chít hẹp hơn 50% khí quản. Một ưu điểm nữa của kỹ thuật cắt nối và tạo hình khí quản là ngoài việc điều trị triệt để đoạn khí quản bị chít hẹp, cắt bỏ tận gốc khối u thì tỷ lệ tái phát bệnh chỉ còn 5%. Trước đây, khi chưa áp dụng phương pháp này, bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật nong, đốt laze, sóng cao tần rất dễ làm bệnh tái phát.


Đặt stent mở rộng khí quản

BS Nguyễn Đức Chính, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, BV Việt Đức cho biết, việc áp dụng kỹ thuật đặt stent trong điều trị hẹp khí quản đã có những kết quả khả quan, tuy nhiên kỹ thuật này chưa được áp dụng phổ biến. Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, phối hợp với Khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực BV Việt Đức vừa phẫu thuật kết hợp đặt stent thành công cho bệnh nhân Hài, ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) bị hẹp khí quản sau mở khí quản.

Trước đó, bệnh nhân Hài bị viêm phổi và điều trị tại BV 103, sau đó suy thở nên phải mở khí quản. Gần 10 ngày khó thở tăng dần, đã khám BV Tai Mũi Họng TƯ, sau chuyển BV Việt Đức xét mổ tạo hình khí quản. Các bác sĩ BV Việt Đức đã thực hiện đặt stent để mở rộng khí quản cho bệnh nhân này. Stent (giá đỡ) được sử dụng từ nhiều năm trước nhằm làm phế quản hẹp trở nên rộng hơn, giúp thông khí và giải phóng đờm nhớt, hạn chế biến chứng xẹp phổi và nhiễm trùng.

Trước đây, một số bệnh viện ở Việt Nam cũng tiến hành đặt stent làm rộng khí quản nhưng là loại bằng nhựa có tráng silicone đơn giản. Còn lần này, các bác sĩ BV Việt Đức đã đặt dụng cụ giúp khí quản phồng lên được trong khi trước đó nó hẹp khít, không thể nong. Đây là loại stent lót kim loại, giá thành rất đắt.

Cũng theo BS Chính, mặc dù có những biến chứng, stent điều trị hẹp khí quản là một trong các phương pháp có nhiều ưu điểm là ít xâm lấn, khả năng phục hồi sau mổ sớm hơn, đặc biệt có thể áp dụng khi có tổn thương hẹp đoạn dài mà không dùng các biện pháp khác được.
Xem chi tiết…