Bệnh hẹp đường khí quản

khi-quan
Hỏi :

Bệnh của ông nội em bị hẹp đường khí quản,  khi trở trời là bị khó thở, người rất yệu Em xin hỏi bác sĩ là bênh của ông em có chữa được hết không? Nhiều người nói bệnh này là 1 dạng của bệnh hen, không thể chữa hết được, phải phòng ngừa là chịnh Như vậy có đúng không? Bác sĩ vui long chỉ cho em biết chỗ nào có thể điều trị bệnh này toốt nhất và có hiệu quả nhất . Em xin cám ợn (Nguyên ngọc Anh Khôi)
Xem thêm chuyên trang ung thư khí quản
Trả lời:

Bệnh hẹp khí phế quản có nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải như sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản, sau đặt nội khí quản, chấn thương khí quản... Hẹp khí quản cản trở chức năng hô hấp cũng như khả năng phát âm của bệnh nhân.

Hiện nay, thủ thuật đặt stent qua nội soi để cải thiện tình trạng hẹp khí quản được áp dụng khá hiệu quả.

Hen là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do viêm nhiễm mãn tính khi các phế quản nhỏ bị hẹp, không khí qua đó khó khăn vì:

- Co thắt của các cơ ở thành phế quản.

- Sưng và phù nề lốp niêm mạc của phế quản.

- Tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản.

Để chẩn đoán chính xác bệnh của ông nội, bạn cần đưa ông đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các sĩ sẽ có kết luận sau khi thăm khám và có chỉ dẫn điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Chỉ định của nội thông khí quản

Có năm chỉ định chính : tắc đường dẫn khí, sự hấp thụ oxy không thích đáng, sự thông khí không thích đáng, công hô hấp gia tăng và “ bảo vệ đường dẫn khí ” (airway protection).

Xem thêm > ung thư khí quản

Tắc đường dẫn khí (airway obstruction). Nếu đường dẫn khí bị tắc và không thể mở được với những thao tác được mô tả trên đây, phải nội thông khí quản.

Sự hấp thụ oxy không thích đáng (inadequate oxygenation). Nội thông khí quản nên được xét đến nếu nồng độ bảo hòa oxy của bệnh nhân dưới 90%, mặc đầu sử dụng oxy lưu lượng cao (high-flow oxygen) được cho qua một mặt nạ mặt (face mask). Oxy 100% chỉ có thể được cho một cách đáng tin cậy với một ống nội thông khí quản.

Những yếu tố khác phải được xét đến là sự thích đáng của lưu lượng tim, nồng độ Hb trong máu, sự hiện diện của giảm oxy-huyết mãn tính, và lý do bị giảm oxy-huyết.Ví dụ, những bệnh nhân với giảm oxy-huyết do các nối tắc phải-trái (right-to-left shunts) trong tim có thể có giảm oxy-huyết mãn tính (chronic hypoxemia). Cơ thể thường thích nghi bằng cách gia tăng nồng độ Hb trong máu. Vì có nối tắc trong tim (intracardiac shunt), việc cho oxy 100% với một ống nội thông khí quản có thể không hữu hiệu trong sự nâng cao độ bảo hòa oxy (oxygen saturation).

Sự thông khí không thích đáng (inadequate ventilation). Với sự giảm thông khí (hypoventilation), pC02 dần dần tăng cao, làm hạ pH của máu (nhiễm toan hô hấp).Với nồng độ C02 tăng cao dần, bệnh nhân cuối cùng bị hôn mê (CO2 narcosis). pH toàn thể thấp có thể được liên kết với tính kích thích và co bóp bất thường của cơ tim. Nếu những biến cố này xảy ra, bệnh nhân có thể cần phải được nội thông khí quản và thông khí cơ học. Sự thông khí hỗ trợ (assisted ventilation) cũng có thể được thực hiện mà không cần nội thông khí quản, nhưng trong hầu hết các bệnh nhân, mục đích này dễ đạt được hơn với nội thông khí quản.

Mức độ chính xác của pH hay pC02 đòi hỏi thông khí hỗ trợ, phải được xác định đối với mỗi bệnh nhân. Những yếu tố quan trọng gồm có nguyên nhân của sự giảm thông khí và tính mãn tính của nó. Nhiễm toan hô hấp mãn tính (ví dụ nơi một bệnh nhân với bệnh phổi tắc mãn tính) thường được dung nạp tốt hơn so với nhiễm toan hô hấp cấp tính. Thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim sung huyết, và gia tăng áp lực nội sọ là vài yếu tố làm dễ sự sử dụng thông khí cơ học sớm hơn.

Gia tăng công hô hấp. Bình thường các cơ hô hấp đảm trách dưới 5% sự tiêu thụ oxy toàn cơ thể. Nơi những bệnh nhân với suy hô hấp, điều này có thể gia tăng lên đến 40%. Có thể khó đánh giá công hô hấp bằng thăm khám lâm sàng.

Tuy nhiên những bệnh nhân có hơi thở nhanh và nông, sự sử dụng các cơ phụ hô hấp, hay hô hấp nghịch lý, ta có thể tiên đoán một công hô hấp cao. Khí huyết động mạch (pH, pC02, và p02) có thể bình thường nơi những bệnh nhân như thế. Nhiên hậu, các cơ hô hấp mệt và suy, gây nên sự hấp thu oxy và thông khí không thích đáng. Nội thông khí quản và thông khí cơ học là cần thiết để làm giảm công hô hấp. Thông khí cơ học đôi khi có thể thực hiện mà không cần nội thông khí quản, nhưng đáng tin cậy hơn nếu được thực hiện với nội thông.

Bảo vệ đường dẫn khí. Nơi bệnh nhân thức tỉnh, các phản xạ bảo vệ của đường dẫn khí bình thường ngăn ngừa hít dịch dạ dày vào phổi. Những bệnh nhân với trạng thái tâm thần bị biến đổi do một số nguyên nhân có thể mất những phản xạ bảo vệ này.

Việc mất các phản xạ bảo vệ đường dẫn khí khiến họ có nguy cơ cao bị viêm phổi do hít dịch (aspirartion pneumonia), được liên kết với tỷ lệ bệnh và tử vong gia tăng. Nội thông khí quản với một ống thông có bóng nhỏ (cuffed tube) có thể làm giảm nguy cơ hít dịch. Tuy nhiên nó không thể hoàn toàn ngăn ngừa sự hít dịch, bởi vì các chất lỏng còn có thể rò quanh quả bóng nhỏ của ống nội thông khí quản.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Biện pháp nội soi khí quản

khi-quan
Nội soi phế quản là gì ?

Nội soi phế quản là một thủ thuật giúp cho bác sỹ nhìn trực tiếp vào khí quản, phế quản (đường hô hấp) và vào một vài vùng của phổi. Nội soi phế quản là đưa ống soi qua mũi, qua thanh quản của bạn, xuống khí quản và vào phế quản.

Xem thêm>> chuyên trang ung thư khí quản

Ống soi phế quản là một ống mềm dài dễ uống cong có đường kính khoảng chừng cây bút chì nhỏ có ánh sáng ở cuối ống, qua nội soi, bác sỹ sẽ quan sát rất rõ ràng các vùng khác nhau của hệ thống hô hấp của bạn và có thể kiểm tra có hay không có bệnh lý nào hiện diện, tình trạng mãn tính cũng có thể được đánh giá. Qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy các mẩu mô, dịch nhầy để phân tích trong phòng thí nghiệm, mẫu sinh thiết có thể được lấy từ một vùng cụ thể, được thực hiện bằng cách sử dụng kìm nhỏ luồng qua ống soi phế quản. Nếu sinh thiết cần phải lấy từ một vùng khó thực hiện hơn thì cần đến X-quang có thể được sử dụng trong phòng tối để giúp bác sỹ xác định vị trí mô.

Tại sao phải nội soi phế quản ?

Những lý do phổ biến tại sao cần thiết phải nội soi phế quản bao gồm:
1-Nhiễm trùng: khi bệnh nhân đã nghi ngờ có nhiễm trùng nặng, nội soi phế quản được thực hiện để lấy mẫu bệnh phẩm từ vùng tổn thương của phổi, những mẫu này có thể được xem xét trong phòng thí nghiệm để cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác của nhiễm trùng.

2-Thâm nhiễm phổi: một biểu hiện bất thường trong phổi được nhìn thấy trên phim X-quang hoặc CT scanner có thể là nguyên nhân do nhiễm trùng, ung thư... Nội soi phế quản cho phép bác sỹ lấy mẫu từ vùng này, những mẫu này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiêm để tìm ra nguyên nhân rõ ràng của thâm nhiễm phổi.

3-Xẹp phổi đang tiến triển: xẹp một phổi hoặc một phần của phổi (chứng xẹp phổi) thường được gây ra bởi nguyên nhân gì đó như dị vật, khối u, hoặc chất nhầy đặc gây tắc đường hô hấp.Nội soi phế quản cho phép bác sỹ nhìn thấy sự tắc nghẽn, qua nội soi có thể loại bỏ các chất nhầy và dị vật nếu có, điều này giúp cho khai thông đường hô hấp.

4-Đang chảy máu: khi bệnh nhân ho ra máu, nội soi phế quản có thể giúp bác sỹ tìm ra nguyên nhân ho ra máu qua đó sẽ bơm thuốc giúp cầm máu, nếu khối u là nguyên nhân gây chảy máu, bác sỹ sẽ xác định vị trí khối u và lấy những mẫu mô (sinh thiết) qua ống nội soi, những mẫu này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để nhận dạng loại u, các khối u khác có thể có các lý do khác gây chảy máu thủ thuật này cũng giúp để xác định.

5-Thở khò khè và hẹp đường thở: một người có thể có khò khè hoặc âm thanh đường thở bất thường có thể là nguyên nhân được gây ra bởi vấn đề với cổ họng hoặc đường hô hấp của phổi, có thể có thở ngắn, thở khò khè, hoặc khó thở trong lúc ngủ, nội soi phế quản cho phép bác sỹ nhìn trực tiếp tại cổ họng, vùng dây thanh âm, và đường thở lớn để xác định mọi vấn đề. Nguyên nhân của loại thở này có thể bao gồm hoạt động dây thanh kém hay liệt, u vùng thanh môn, sự thõng xuống trong đường thở (nhuyễn phế quản) hoặc giọng nói nhỏ (bệnh thanh quản) hoặc mạch máu chèn ép vào bên ngoài của đường thở (mạch máu chèn ép)

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Phục hồi khí quản bị ung thư

Một nhóm bác sỹ thuộc Trung tâm Y tế mang tên Mari Lannlong có trụ sở ở gần Paris, Pháp do giáo sư Philipp Dartevil đứng đầu, mới đây đã tiến hành thành công ca phẫu thuật phục hồi khí quản của người bị ung thư.

Xem thêm >> ung thư khí quản

Giáo sư Dartevil nhấn mạnh rằng đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới các bác sỹ đã tạo ra được khí quản mới thay thế khí quản của người bị ung thư bằng cách phẫu thuật.

Thông thường, các khối u ác tính trong khí quản thường dẫn đến tình trạng nghẹt thở khiến bệnh nhân tử vong. Phương pháp luận được áp dụng để tiến hành các ca phẫu thuật kiểu này đã được nghiên cứu từ năm 2004.

Nhiệm vụ chính của các bác sỹ là sử dụng mô da cẳng tay có kích thước 9x12cm của chính bệnh nhân để tạo ra một khí quản mới thay thế khí quản bị ung thư.

Trước khi cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân, mô da này được làm "chắc thêm" bằng sụn lấy từ phần xương sườn của người bệnh.

Các bác sỹ hy vọng đây là phương pháp tối ưu giúp loại trừ tình trạng thải ghép./

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Ngừa viêm khí phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm khí-phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các phế quản, nguyên nhân thường do nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc cả hai. Khi mắc bệnh, các nang phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.

Xem thêm >> ung thư khí quản

Biểu hiện của bệnh thường là khởi phát từ viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ , viêm họng, hắt hơi sổ mũi rồi mới chuyển sang viêm phế quản.

Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít, nhịp thở nhanh. Trường hợp nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong 1-2 tuần, nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn. Nếu không, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.

Cần phải phân biệt với bệnh tương tự là hen phế quản, trong hen phế quản triệu chứng chủ đạo là khó thở thành cơn, thường về đêm, xuất hiện đột ngột hơn hoặc xuất hiện khi thay đổi thời tiết, trẻ khó thở ra có tiếng cò cử….
Phòng bệnh:
- Cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ, để tăng cường sức đề kháng chống đỡ bệnh tật, nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi để trẻ tăng cường kháng thể. Tăng cường vệ sinh làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn bằng cách nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó làm sạch mũi cho trẻ.
- Mùa mưa, mùa lạnh nên giữ ấm cho trẻ. Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ (ấm ngực, chân tay; quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay).
- Giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
- Chữa trị triệt để các bệnh đường hô hấp trên như: viêm họng, mũi, viêm amidan… Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Viêm thanh khí phế quản và những điều cần biết

Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Bệnh có thể gây kinh hãi cho các bậc cha mẹ và trẻ em.

Xem thêm >> ung thư khí quản

Viêm thanh khí phế quản rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp bệnh viêm thanh khí phế quản chỉ ở mức độ nhẹ nhưng bệnh có thể trở nặng và làm bé không thở được. Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ con mình bị viêm thanh khí phế quản và bé thở rất khó khăn.

Viêm thanh khí phế quản thường do virut gây ra, làm nhiễm trùng thanh quản và khí quản. Dấu hiệu chính của bệnh viêm thanh khí phế quản là tiếng ho khàn. Bệnh có thể bắt đầu bằng chứng cảm lạnh. Hầu hết các trẻ em bị bệnh viêm thanh khí phế quản do virút đều bị sốt nhẹ nhưng một số trẻ có thể sốt lên đến 40°C hoặc 104°F.

Dấu hiệu
Tiếng ho khàn tiếng
Thở khó khăn hoặc phát ra âm thanh lớn
Thở thô ráp
Thở hổn hển
Bạn cần làm gì

Gọi số 115 hoặc xe cứu thương ngay lập tức nếu có dấu hiệu

Không thể nói do bị hụt hơi.
Dường như thở rất khó khăn.
Mỗi lần hít vào, âm nghe nghe rin rít (gọi là thở rít*.)
Chảy nước miếng nhiều hơn bình thường hoặc nuốt nước miếng rất khó khăn.
Miệng hoặc móng tay tái xanh.

Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy trẻ bị viêm thanh khí phế quản nặng. Đó có thể cũng là dấu hiệu của các chứng bệnh nghiêm trọng khác. Dù đó là dấu hiệu của bệnh gì đi nữa, bạn cần đưa con đến bệnh viện.

Những ai bị viêm thanh khí phế quản?

Hầu hết trẻ em sẽ một hai lần bị viêm thanh khí phế quản trong đời. Một số trẻ em luôn bị viêm thanh khí phế quản khi cảm lạnh hoặc bị cúm. Có thể bị viêm thanh khí phế quản bất cứ lúc nào nhưng bệnh thường xảy ra vào mùa đông.

Trẻ em thường dễ bị bệnh viêm thanh khí phế quản nhất là vào khoảng từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh ít xảy ra đối với trẻ sau 3 tuổi. Do khí quản của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển lớn hơn nên sưng họng thường không gây trở ngại cho việc hít thở.

Nếu con bạn thường xuyên bị viêm thanh khí phế quản, có thể bé có các vấn đề khác nữa. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bé.

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản không?

Bạn không thực sự ngăn ngừa được bệnh viêm thanh khí phế quản nhưng có thể ngăn ngừa một bệnh khác nghiêm trọng hơn – đó là bệnh viêm nắp thanh môn cấp tính . Các triệu chứng bệnh rất giống với triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản nhưng còn tồi tệ hơn. Bệnh này thường xảy ra với trẻ từ 1 đến 5 tuổi.

Tuy nhiên, tin đáng mừng là vắc-xin Hib có thể ngăn ngừa căn bệnh này. Con bạn nên được cho chích ngừa mũi Hib đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi.
Gọi bác sỹ nếu…
Con bạn chỉ mới một tuổi hoặc nhỏ hơn, hoặc
Cơn ho ngày càng trở nặng.
Cách điều trị tại nhà

Viêm thanh khí phế quản có thể làm con bạn thức giấc lúc nửa đêm. Nếu bé không gặp khó khăn trong việc hô hấp, hãy thử những phương pháp điều trị tại nhà sau:
Mở nước nóng trong phòng tắm để hơi nóng bốc lên. Cho bé vào phòng để hít khí ẩm trong vòng 15 đến 20 phút. Xông hơi có tác dụng hiệu quả đối với nhiều trẻ em.
Nếu xông hơi không mang lại hiệu quả, hãy quấn khăn cho bé và đưa ra ngoài trời trong vài phút. Không khí mát mẻ buổi đêm có thể giúp bé thở dễ dàng hơn.
Sử dụng máy làm ẩm phun sương trong phòng suốt cả đêm. Mở máy trong 2 - 3 đêm tiếp theo.

Thuốc điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản

Bác sĩ có thể kê đơn cho dùng thuốc steroids* . Steroids có tác dụng giúp cổ họng bớt sưng tấy.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng bởi vì bệnh viêm thanh khí phế quản là do virut gây ra.

Xi-rô Ho cũng không có tác dụng mà thậm chí nó còn làm bệnh tồi tệ hơn. Xi-rô có thể ngăn không ho ra đàm, mà đáng ra cần phải ho đàm ra ngoài khi bị nhiễm trùng.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Viêm phế quản: Nguyên nhân và triệu chứng

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một bệnh hô hấp trong đó màng nhầy trong đoạn phế quản, phổi bị viêm. Khi màng bị kích thích nở ra và phát triển dày hơn, thu hẹp hoặc tắt đường hô hấp nhỏ trong phổi, dẫn đến tình trạng ho, có thể kèm theo đờm và hiện tượng khó thở.

Viêm phế quản được chia làm 2 loại:
Viêm phế quản cấp tính : thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Viêm phế quản cấp tính bệnh nhân thường có biểu hiện ho khan, kèm theo đờm. Một số trường hợp viêm phế quản cấp tính có biểu hiện sốt cao, đôi khi có hiện tượng ho ra máu.

Viêm phế quản mãn tính : kéo dài ít nhất 3 tháng trong một năm và thường diễn ra trong 2 năm liên tiếp. Những người bị bệnh hen suyễn cũng có thể có viêm phế quản hen, viêm niêm mạc các ống phế quản.

Nguyên nhân viêm phế quản


Một số yếu tố được ghi nhận là nguyên nhân của bệnh viêm phế quản đã được chỉ ra:
- Virut chiếm từ 50% đến 90% các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cho. Các virut thường gặp nhất trong bệnh viêm phế quản là vi rút cúm, vi rút cúm gia cầm (H5N1), virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory syncticial virus), adenovirus, enterovirus (coxsackie và echovirus) và một số chủng herpes virus (cytomegalovirus, varicellae), …
- Vi khuẩn cũng là một nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên viêm phế quản do vi khuẩn gây nên thường ít gặp hơn so với viêm phế quản do virut gây ra.
- Viêm phế quản do hít phải khí độc như khí SO2, khí clo, amoniac, dung môi công nghiệp,…

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản


- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản.
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Người già và trẻ sơ sinh.
- Người hay bị trào ngược dạ dày, thực quản.
- Những người tiếp xúc với chất kích thích tại nơi làm việc, chẳng hạn như khói hoá chất từ amoniac, axit mạnh, chlorine, hydrogen sulfide, sulfur dioxide hoặc brom.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh nhân viêm phế quản.
- Ho thường xuyên kèm theo đờm, ho kéo dai dẳng, thường ho vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
- Sản xuất chất nhầy rõ ràng, màu trắng, màu vàng, màu xám, hoặc màu xanh lá cây (đờm)
- Khó thở
- Thở khò khè
- Mệt mỏi
- Sốt và ớn lạnh
- Đau ngực hoặc khó chịu
- Mũi bị chặn hoặc chảy nước mũi
Trên đây là một số triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng ho kéo dài không khỏi, ho có đờm kèm theo khó thở, khó ngủ cũng không nên vội kết luận là viêm phế quản, mà cần đến cơ sở y tế uy tín khám và xác định rõ bệnh. Khám và điều trị viêm phế quản kịp thời sẽ tránh để lại sẹo trong ống phế quản dễ dẫn tới viêm phế quản mãn.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Tiên lượng trong đặt nội khí quản


Đặt vấn đề: Phẫu thuật bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến ở Việt Nam, thông khí và kiểm soát đường thở trước, trong và sau mổ trong phẫu thuật bệnh lý tuyến giáp được đặt ra.

Đặt nội khí quản thất bại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong gây mê hồi sức. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ và những yếu tố liên quan đặt nội khí quản khó trong phẫu thuật bệnh lý tuyến giáp, nhằm tiên đoán một số tình huống đặt nội khí quản khó để có biện pháp dự phòng và xử lý nhanh chóng, chính xác những tình huống này.

Mục tiêu: Đánh giá những yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó trong phẫu thuật bệnh lý tuyến giáp.Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang những trường hợp bướu giáp được phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân, Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011.Kết quả: Trong 6 tháng, có 120 trường hợp bệnh lý tuyến giáp phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân, tất cả đều đặt ống nội khí quản.

Có 13 bệnh nhân đặt nội khí quản khó và không có trường hợp nào không đặt được ống nội khí quản. Tỷ lệ đặt nội khí quản khó tiên đoán là 26,6%, trong khi thật sự khó 10,8%. Phân tích đơn biến những yếu tố nguy cơ đặt nội khí quản khó: giới tính, tuổi, BMI, độ ngửa cổ, lưỡi to, độ mở miệng, tình trạng mất răng cửa, khoảng cách giữa hai hàm răng, khoảng cách cằm giáp, phân độ Mallampati, phân độ Cormack - Lehane.

Trong đó, có 8 nam - 112 nữ, tuổi trung bình 43,2 ± 13,9 tuổi (15 - 78 tuổi). BMI bình thường chiếm 74,2%, phân loại sức khỏe bệnh nhân theo ASA, ASA I: 72,5%, ASA II: 23,3%, ASA III: 4,2%, bướu giáp nhân chiếm tỷ lệ cao 76,6%, bệnh Basedow 17,5%. Những yếu tố tiên lượng đặt NKQ khó trong 13 trường hợp đặt nội khí quản khó: 30,8% có khoảng cách hai hàm răng < 4 cm đặt nội khí quản khó, 38,5% khoảng cách cằm giáp < 6 cm đặt nội khí quản khó, 30,8% Mallampati độ III đặt nội khí quản khó, 38,5%

Cormack - Lehane độ III nội khí quản khó, 7,7% bướu giáp thòng trung thất có đẩy lệch khí quản, đặt nội khí quản khó. Sau phẫu thuật có 2 trường hợp (1,6%) biến chứng chảy máu sau mổ và tổn thương thần kinh quặt ngược thanh quản.Kết luận: Tỷ lệ đặt NKQ khó trong phẫu thuật tuyến giáp chiếm tỷ lệ cao, một số dấu hiệu có thể tiên đoán đặt ống NKQ khó: khoảng cách giữa hai hàm răng < 4 cm, khoảng cách cằm giáp < 6 cm, phân độ Mallampati độ III, phân độ Cormack - Lehance độ III, bướu giáp to hay bướu thòng trung thất có dấu hiệu chèn ép hay đẩy lệch khí quản trên phim X quang > 1 cm.

Nguồn: moodle.yds.edu.vn
Xem chi tiết…

Đặt nội khí quản lý do phải đặt nội khí quản

noi-khi-quan

Đặt nội khí quản là gì và Tại sao phải đặt nội khí quản?

Mục đích


Là thủ thuật luồn qua miệng (hoặc mũi) một ống nội khí quản trong trường hợp khẩn trương, đe dọa tử vong như suy hô hấp cấp thể nguy kịch, sau ngừng tim, sặc bùn, ngạt nước, chấn thương sọ não, ngộ độc cấp…

Chỉ định


- Hút đàm, dị vật hoặc dịch đột nhập vào khí phế quản.
- Thông khí nhân tạo xâm nhập.
- Co thắt thanh môn sau khi rút ống NKQ vài phút – vài giờ
- Bảo vệ đường thở ở người bệnh hôn mê sâu hoặc liệt hô hấp, rửa dạ dày ở người bệnh hôn mê.
- Những trường hợp cứng, sai khớp hàm, phẫu thuật hàm họng, cổ cứng cần đặt ống NKQ qua đường mũi.

Chống chỉ định

1. Đặt ống NKQ qua đường miệng
- Sai khớp hàm, vỡ xương hàm
- U vòm họng
- Phẫu thuật vùng hàm họng

2. Đặt ống NKQ qua đường mũi
- Rối loạn đông máu, giảm tiều cầu, sốt xuất huyết
- Chảy nước não tủy qua xương sàng
- Viêm xoang, phì đại cuốn mũu
- Chấn thương mũi-hàm

Chuẩn bị

1. Cán bộ chuyên khoa: Bác sĩ HSCC đã được đào tạo.

2. Phương tiện
- Đèn soi thanh quản
- Ống NKQ các cỡ 6,5 - 8 đã kiểm tra bóng chèn, nòng
- Oxy, ống dẫn oxy, bóng ambu, mặt nạ
- Ống nghe, máy đo huyết áp, máy hút đàm
- Thuốc tiền mê, thuốc tê: thường chỉ cần midazolam, có thể cần thiopental, thuốc dãn cơ; lidocain, ketamin
- Kẹp Magill nếu đặt ống NKQ quản đường mũi.

3. Người bệnh
- Nếu tỉnh: Giải thích, động viên. Nếu mê: Giải thích cho thân nhân lợi ích của việc đặt ống NKQ.
- Người bệnh nằm ngửa, ưỡn cổ, kê vai bằng gối.
- Thở oxy 100% trong 5 phút. Nếu ngừng thở bóp bóng ambu với oxy 100% trước

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Cấy ghép khí quản từ mô tế bào

Kết quả của cuộc cấy ghép đã được đăng tải trên trang web của tạp chí y học The Lancet vào ngày hôm nay.
khi-quan

Cuộc cấy ghép được thực hiện cho Claudia Castillo, một bà mẹ 30 tuổi người Colombia sống ở Barcelona. Castillo bị hen suyễn trong nhiều năm. Hồi tháng 3 vừa qua, sau khi phổi bên trái bị hỏng nặng, Castillo phải đến bệnh viện thường xuyên để làm sạch đường thở.

Mới đầu, các bác sỹ cho rằng giải pháp duy nhất là cắt bỏ toàn bộ phổi bên trái của cô. Tuy nhiên sau đó bác sỹ Paolo Macchiarini, người đứng đầu khoa phẫu thuật ngực tại Hospital Clinic ở Barcelona đã đề xuất cấy ghép khí quản.

Và khi các bác sỹ đã có đường khí quản của người hiến tặng, các nhà khoa học ở Trường đại học Padua, Italia, đã vứt bỏ tất cả các tế bào trên khí quản, chỉ để lại một đường ống mô liên kết.

Trong khi đó, các bác sỹ ở trường Đại học Bristol lấy mẫu tủy xương ở hông của Castillo. Họ dùng tế bào gốc ở tủy xương này để tạo ra hàng triệu tế bào mô và sụn để phủ và tạo nên đường ống khí quản.

Các chuyên gia ở Đại học Milan sau đó dùng một thiết bị để đưa các sụn và mô mới lên trên đường khí quản. Rồi đường khí quản mới được cấy ghép cho Castillo vào tháng 6 vừa qua.

“Họ đã tạo ra một cấu trúc mà xét về chức năng cũng như sinh vật học không thể bị cơ thể bệnh nhân từ chối được”, bác sỹ Allan Kirk thuộc Hiệp hội cấy ghép Mỹ cho biết. “Đây là một bước tiến quan trọng, mặc dù việc xây dựng một bộ phận hoàn toàn mới vẫn còn một chặng đường dài phía trước”.

Cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy cơ thể Castillo từ chối bộ phận mới. Cô cũng sẽ không uống bất kỳ loại thuốc khử miễn dịch nào, loại thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ như huyết áp tăng cao, suy thận hoặc ung thư.

“Mới đầu tôi rất sợ”, Castillo cho biết với báo chí. “Nhưng giờ tôi đang tận hưởng cuộc sống và rất hạnh phúc khi bệnh đã được chữa”.

Các bác sỹ cho biết hiện Castillo đã có thể chăm sóc được con cái, đi bộ với một khoảng cách vừa phải mà không bị khó thở. Thậm chí Castillo cho biết gần đây cô đã nhảy suốt đêm ở một câu lạc bộ tại Barcelona.

Tuy nhiên bác sỹ Eric Genden, người cũng đã thực hiện ca cấy ghép tương tự vào năm 2005 tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York, cho rằng những tiến bộ của Castillo vẫn cần phải được theo dõi sát và phải mất tới 3 năm mới biết chắc chắn liệu cấu trúc sụn của đường khí quản có đặc và không bị vỡ ra hay không.

Song thành công trên đã mở ra hi vọng cho nhiều người, trong đó có trẻ em bị dị tật đường hô hấp bẩm sinh, người bị sẹo hoặc bị u ở khí quản, và những người bị vỡ khí quản.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Trị viêm khí -phế quản từ hoa quả

hoa-qua
Bệnh viêm khí phế quản mạn tính là do ho kéo dài gây ra, ho có đờm, bệnh biểu hiện chủ yếu ở hệ thống hô hấp, hay gặp ở người có tuổi. Bệnh gây nhiều trở ngại khó khăn trong sinh hoạt cũng như làm mất sức lao động của bệnh nhân.

Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh khí phế quản mạn tính bằng các loại hoa quả sẵn có, dễ thực hiện.

Bài 1: Bột quýt hồng (quýt tàu khô) 10g, bột gạo 500g, đường trắng 200g. Lấy bột quýt hồng và đường trắng cho vào trong hộp đảo đều. Trải một lớp vải sạch lên lồng hấp, cho bột gạo lên, để lửa to hấp nửa tiếng, lấy ra để nguội dùng dao ép bột gạo chín, rắc bột quýt hồng, đường lên, lại cho một lớp bánh bột gạo, ép xuống, lấy dao cắt thành miếng nhỏ là có thể ăn được.

Tác dụng: Kiện vị tiêu thức ăn, trị ho đờm, có thể phụ trợ trị ăn không ngon miệng, tiêu hóa không tốt, ho nhiều đờm.

Bài 2: Gà mái non 1 con, quýt hồng (khô) 25g, nõn rau cải dầu 100g, gia vị hành gừng vừa đủ. Quýt hồng ngâm nước ấm, rửa sạch đất cát, rau cải dầu cắt nõn rửa sạch, sau khi luộc để nguội. Hành thái đoạn, gừng thái miếng mỏng. Gà mái vặt lông, bỏ ngũ tạng, rửa sạch, cho gà vào nồi ngập nước, đun sôi bỏ bọt, cho quýt hồng, hành, gừng, để lửa nhỏ ninh 3 – 4 tiếng, khi thấy gà nhừ, cho gia vị và rau đã luộc qua vào, bỏ hành gừng ra, đợi sôi thêm 2 lần thì có thể ăn được.

Tác dụng: Trị ho hóa đờm, thanh phổi ức hỏa, thích hợp dùng cho những người già khí đoản, phổi nhiệt ho…

Bài 3: Quất vàng 300g, đường cát 300g. Quất vàng rửa sạch, bỏ hạt, ép bẹp, lấy đường trắng ướp 1 ngày, sau đó cho vào nồi nấu đến khi khô nước, cho ra đĩa để nguội, lại cho đường trắng vào phơi khô, ăn mấy quả trước và sau khi ăn cơm.

Tác dụng: Khai vị tiêu thức ăn, nhuận phổi hóa đờm. Vỏ quất vàng khai vị nhuận khí, tiêu thức ăn hóa đờm, trong chứa dầu, có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, có lợi cho vị trưởngvà bài ra khí, có thể thúc đẩy dịch vị bài tiết, trợ tiêu hóa, có thể kích thích đường hô hấp, khiến bài tiết dịch tăng, làm loãng dịch đờm. Ruột quả khai vị lý khí, trị ho nhuận phế.

Bài 4: Quả trám tươi 50g, quả mơ 10g, đường trắng vừa đủ. Quả trám, quả mơ bổ ra, cho nước vào đun 20 phút, bỏ bã lấy nước, lấy đường trắng làm gia vị, có thể dùng trám khô 10g, uống thay trà.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, lợi yết hầu. Quả mơ có vị chua chát, tính bình, tác dụng hóa đờm trị ho, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, có thể tiêu đờm. Quả mơ kết hợp với quả trám có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo, thường xuyên uống có thể lợi yết hầu nhuận họng, những người họng đau sưng, ho đờm, giọng không trong uống rất tốt.

Bài 5: Đơn bì (mẫu đơn bì) 50g, hạnh nhân 50g, đường phèn vừa đủ. Lấy 2 vị trên nghiền nhỏ, cho đường vừa đủ, uống vàobuổi sáng, buổi tối mỗi lần 9g, một liệu trình là 10 ngày.

Tác dụng: Khử đờm trị ho, thích hợp dùng trị bệnh viêm phế quản mạn tính.

Bài 6: Quả la hán 20g, nước 500ml. Cho quả la hán vào cốc, cho nước sôi đậy lại, ngâm 30 phút, uống ấm.

Tác dụng: Trị ho hóa đờm, thanh nhiệt nhuận phế.

Bài 7: Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1-2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn.

Tác dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.

Bài 8: Hạnh nhân 20 hạt, thạch vĩ 30g, đường phèn 15g. Hạnh nhân bỏ vỏ, áo, nghiền nhỏ và cho cùng thạch vĩ vào nồi, cho 2 bát nước nấu đến khi còn 1 bát, bỏ bã thuốc cho đường phèn vào, đợi đường tan thì uống.

Tác dụng: Hóa đờm định suyễn.

Bài 9: Quả la hán nửa quả, hồng khô 2-3 quả, một chút đường phèn. Lấy quả la hán rửa sạch và quả hồng khô, cho 2 bátnước sắc còn 1 bát, cho ít đường phèn, bỏ bã, một ngày chia 3 lần uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt khử hóa đờm, trị ho suyễn.

Bài 10: Ý dĩ nhân 30g, hạnh nhân 10g, đường phèn một chút. Lấy ý dĩ nhân nấu cháo, đợi khi gần chín cho hạnh nhân vào, để lửa nhỏ nấu đến khi chín, cho đường phèn, ăn vào buổi tối, sáng.

Tác dụng: Hóa đờm bình suyễn.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Kỹ thuật đặt nội khí quản ở người lớn

noi-khi-quan
Chỉ định


Ngừng thở

Suy hô hấp

Không có khả năng bảo vệ đường hô hấp

Rối loạn ý thức

Duy trì đường hô hấp

Chống chỉ định

Tổn thương thanh khí quản

Không đặt ống nội khí quản đường miệng khi có chấn thương hoặc dị dạng hàm mặt

Thiết bị

Máy theo dõi điện tim và máy đo nồng độ oxy máu mao mạch

Nguồn oxy

Thiết bị hút đờm

Đèn và lưỡi thanh quản

Lưỡi thẳng (Miller) cỡ 2 và 3 (A)

Lưỡi cong (Macintosh) cỡ 3 và 4 (B)

Ống nội khí quản (nhiều loại cỡ)
+ Nam: đường kính ống 8 - 8,5 mm
+ Nữ: đường kính ống 7,5 - 8 mm

Thiết bị kiểm tra vị trí ống (vd. thiết bị đo CO2 cuối thì thở ra, thiết bị phát hiện đặt ống nội khí quản vào thực quản)

 Thủ thuật

1. Đầu tiên đo nồng độ oxy máu mao mạch và theo dõi điện tim liên tục
a. Chọn ống nội khí quản có cỡ thích hợp và luồn que dẫn đường vào lòng ống

2. Kiểm tra thiết bị bao gồm cuff ống nội khí quản, đèn soi thanh quản và thiết bị hút đờm

3. Đánh giá giải phẫu đường dẫn khí của bệnh nhân, kích cỡ khoang miệng, chuyển động của cổ, răng, khoảng cách từ cằm tới sụn thanh quản và hàm răng giả (cần tháo bỏ răng giả). Sự thoải mái/tự tin trong thăm khám thanh quản tương quan với khả năng hình dung được vòm miệng mềm, lưỡi gà và các cột yết hầu.

4. Nếu không nghi ngờ tổn thương cột sống cổ, đặt bệnh nhân ở tư thế sniffing và kê gối dưới chẩm để sắp thẳng trục họng miệng-thanh quản.

5. Tăng oxy hoá máu trước bằng oxy 100% trong 1 - 2 phút và hút đờm khoang miệng là rất cần thiết.

6. Cùng với vị trí thủ thuật viên ở phía đầu bệnh nhân, điều chỉnh độ cao của giường tới mức thích hợp cho thủ thuật viên.

7. Để đèn soi thanh quản ở bên tay trái và ống nội khí quản ở bên tay phải.

8. Luồn lưỡi đèn vào góc bên phải của miệng bệnh nhân.

a. Nếu sử dụng lưỡi thẳng, đưa thẳng lưỡi đèn xuống tới trung tâm của lưỡi và dùng đầu lưỡi đèn nâng trực tiếp nắp thanh quản lên.

b. Nếu sử dụng lưỡi cong, gạt lưỡi sang bên trái của họng miệng, luồn lưỡi đèn vào khe nhỏ và nâng gián tiếp nắp thanh quản lên.

9. Dùng lực nâng cán đèn soi thanh quản theo hướng tạo một góc 900 với lưỡi đèn. Không bẩy cán đèn ra phía sau vì có thể gây tổn thương răng.

10. Quan sát thấy trực tiếp hai dây thanh âm và luồn ống nội khí quản có que dẫn đường vào khí quản cho tới khi cuff qua được hai dây thanh âm. Độ sâu chính xác của ống nội khí quản khoảng chừng 23 cm tính từ góc miệng ở nam giới và 21 cm ở nữ giới.

11. Cẩn thật rút bỏ que dẫn đường và bơm cuff (bơm 10 cc khí)

12. Kiểm tra vị trí ống nội khí quản bằng cách nghe phổi và các biện pháp khác.

13. Cố định ống nội khí quản.

Biến chứng

Giảm oxy máu

Tăng CO2 máu

Đặt ống vào thực quản

Đặt ống vào phế quản (chủ yếu đặt vào phế quản gốc phải)

Rối loạn nhịp tim

Tăng huyết áp

Tăng áp lực nội sọ

Chấn thương răng

Tổn thương niêm mạc

Tuột ống ra sụn phễu

Làm nặng hơn tổn thương cột sống cổ.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Kỹ thuật đặt nội khí quản đúng cách

noi-khi-quan
Kỹ thuật đặt nội khí quản đúng cách cho người bệnh,

Xếp đặt tư thế bệnh nhân để tạo 1 con đường tốt nhất tới khí quản.

Kỹ thuật vô trùng nghiêm ngặt (kính bảo hộ là thiết yếu với phẫu thuật viên và người làm vô cảm).

Gây tê thấm lớp tại chỗ (lignocain 2% + adrenalin 1/200000) lên vùng cận kề khí quản.

Kiểm tra cuff bôi trơn và đặt nong vào họng canun.

Rạc ngang 1 đường rạch 1 cm lên trên vùng da của vòng sụn thứ 1-2.

Bóch tách tới lớp cận: tìm tĩnh mạch cổ ở phía trước cổ và thắt nếu thấy.

Chọc kim Jelco R 14G với nước muối sinh lý vào trong khí quản và hút qua lớp nước muối hoặc nước để khẳng định đã đặt vào trong khí quản.

Khẳng định lại việc chọc đúng vào khí quản bằng cách hút với kim Jelco R sau khi rút ghíp ra.

Đặt dây dẫn theo JelcoR.

Đặt 2 nòng nhỏ theo dây dẫn vào họng khí quản và tạo 1 lỗ đủ lớn để chứa được dụng cụ nong.

“Blue Rhino” là kỹ thuật được ưa dùng.

Đặt nong và canun dẫn theo dây dẫn.

Từ từ đặt tới khi đạt được cỡ canun MKQ yêu cầu, đảm bảo dấu (đường kẻ đen) ở trên canun dẫn vẫn ở đầu xa của ống nong.

“Kẹp Grigg”.

Đặt kẹp theo dây dẫn và khẳng định dây dẫn có thể cử động tự do.

Mở kẹp song song với trục dọc của khí quản và tạo 1 lỗ đủ lớn để đủ chứa canun mở khí quản cần dùng.

Rút nong và đặt canun mở khí quản theo dây dẫn vào trong khí quản.

Rút cả nong và dây dẫn, bơm Cuff và hút khí quản.

Lắp canun vào máy thở và kiểm tra ET CO2.

Cố định canun mở khí quản bằng dây buộc.

Chụp Xquang phổi sau thủ thuật.

Ghi chép lại thủ thuật lên tờ ghi chép của bệnh án, phiếu đồng ý mở KQ và tờ mô tả thủ thuật riêng.

Nguồn dieutri.vn
Xem chi tiết…

10 biện pháp tránh viêm khí - phế quản

khi-phe-quan
 Trong thực tế, bệnh nhân  viêm khí - phế quản nếu được quản lý tốt hoàn toàn có cuộc sống lao động và sinh hoạt giống như người khỏe mạnh bình thường. Trên thế giới, đã từng có nhiều người bị  viêm khí -phế quản vẫn làm ca sĩ, giáo viên, vận động viên, các nhà chính trị gia nổi tiếng... do vậy bệnh nhân  viêm khí -phế quản cần yên tâm tin tưởng vào tiến bộ của khoa học và các phương pháp điều trị hiện nay.

Giữ ấm - Một trong những biện pháp phòng ngừa cho bệnh nhân  viêm khí -phế quản trong mùa lạnh.

Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc: Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Những người bị hen có hiện tượng viêm mạn tính ở đường hô hấp, nếu hút thuốc hay hít thụ động từ người hút thuốc tình trạng viêm cũng sẽ nặng thêm lên và đưa đến cơn hen cấp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các yếu tố gây kích ứng đường thở khác: mùi thơm, mùi hắc, phấn hoa, các loại bụi, hóa chất, tiếp xúc nghề nghiệp.

Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh: Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến bạn mắc đợt cấp của hen suyễn, vì vậy hãy hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, giữ ấm cho cơ thể trong trường hợp phải đi ra ngoài.

Không nuôi chó mèo, gà vịt, chim cảnh: Người bệnh tuyệt đối không được tiếp xúc với vật nuôi để tránh hít phải lông, vẩy da hay những tế bào chết trên cơ thể của chúng, đây là một trong số những dị nguyên thường gặp gây đợt kịch phát của đợt cấp của bệnh hen suyễn.

Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng: Người bệnh nên theo dõi và ghi chép vào ghi chú để báo cáo lại cho bác sĩ điều trị xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: tôm, cua, nhộng tằm…
Thận trọng khi sử dụng thuốc: Người bệnh cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc giảm đau aspirin... khi sử dụng thuốc cần phải có chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, nhiễm virut hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi là tác nhân gây khởi phát cơn hen khá phổ biến.
Bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên, tránh những người nhiễm cúm,những nơi tập trung đông người, điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Tiêm chủng phòng ngừa cúm hàng năm được khuyến cáo nhằm giảm các nguy cơ biến chứng của nhiễm cúm. Tiêm phòng phế cầu cũng được chứng minh có hiệu quả đối với bệnh nhân hen phế quản.

Tập thể dục rèn luyện nâng cao sức khỏe: Trước khi tập thể dục bệnh nhân cần phải làm ấm cơ thể, xịt thuốc giãn phế quản truớc khi tập, tránh không khí lạnh và khô, áp dụng bài tập thể dục phù hợp với khả năng. Trong lúc tập thể dục bệnh nhân lưu ý thở đường mũi và hoàn thành bài tập từ từ, tránh tập quá lâu và gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen.

Đối phó với ô nhiễm môi trường: Có biện pháp đối phó với bụi ô nhiễm, ở trong nhà và hạn chế đi ra ngoài trong những ngày thời tiết quá lạnh, ẩm ướt khắc nghiệt. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu. Khi về nhà, rửa sạch mặt, chân tay và súc miệng. Dùng máy làm ẩm không khí để cho không khí phòng không bị khô.

Giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ: Sử dụng cửa sổ để giữ cho không khí trong sạch. Mở rộng cửa sổ khi không khí nóng, ngột ngạt, khi nấu nướng, khi trong nhà có nhiều thứ nặng mùi. Sử dụng máy hút bụi hoặc khăn ướt lau sạch sàn nhà hoặc các vật dụng trong nhà. Khi thời tiết lạnh cần đóng kín cửa sổ tránh gió lùa có thể gây nhiễm lạnh và gây đợt bùng phát cho bệnh nhân hen phế quản. Dọn dẹp đồ đạc trong nhà, tiêu diệt gián và côn trùng, nấm mốc trong nhà.

Khi đi du lịch: Cần phải có kế hoạch trước và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị. Chuẩn bị đầy đủ sổ y bạ và lượng thuốc mang theo, nếu đi du lịch trong thời gian dài phải đảm bảo có thể mua được thuốc ở nơi nghỉ.
Theo TS.BS. Vũ Văn Giáp
Trung tâm Hô hấp - BV Bạch Mai
Xem chi tiết…

Bệnh lý rò thực quản - khí quản

khi_quan
Rò thực quản – khí quản có thể dẫn tới tử vong do:

- Tai biến: sặc thức ăn, đồ uống sang đường thở.

- Biến chứng: viêm nhiễm đường hô hấp dưới kéo dài, tái phát.

1. Nguyên nhân

1.1. Do bẩm sinh: hiếm gặp.

1.2. Do tai biến: đặt nội khí quản, mở khí quản (thường gặp hơn).

1.3. Do chấn thương: với các vết thương xuyên do vật nhọn đâm, chọc hoặc vết thương chột do hỏa khí mà đôi khi có thể bỏ qua trong thời gian đầu.

2. Chẩn đoán

2.1. Lâm sàng

2.1.1. Sặc đường thở: vừa là tai biến vừa là dấu hiệu gợi ý cơ bản, khi lỗ rò to đưa tới cơn ho sặc, tím tái rõ rệt ngay khi uống hay ăn và có thể đưa tới tử vong.

2.1.2. Ho: xuất hiện khi nuốt chất lỏng: ho thành cơn kéo dài, dữ dội, có thể do sặc khi nuốt nước bọt.

2.1.3. Viêm nhiễm phế quản – phổi tái phát triển lần hoặc kéo dài, trầm trọng, đặc biệt ở trẻ em.

2.1.4. Đôi khi có bụng trướng do khí đi từ đường hô hấp sang gây ứ hơi dạ dày – ruột.

2.2. X quang:

Là biện pháp xác định cơ bản cho thấy lỗ rò, vị trí và kích thước. Đặc biệt kỹ thuật soi X quang và quay phim lúc bệnh nhân nuốt (Radio – cinematographie).

Lưu ý: Chỉ được dùng thuốc cản quang lỏng, hấp thu được và với lượng nuốt hạn chế.

2.3. Nội soi:

Trong các trường hợp nghi ngờ, cho bệnh nhân uống từ từ một ít xanh methylen và theo dõi phát hiện màu xanh vào khí quản.

Trong các trường hợp lỗ rò nhỏ, khi bơm hơi qua ống nội khí quản ta có thể nghe thấy ở vụng thượng vị có tiếng hơi và nước theo nhịp bơm.

3. Xử trí

3.1. Nội khoa:

Đặt ngay ống thông thực quản – dạ dày để cho bệnh nhân ăn – uống, ngừa tai biến sặc sang đường thở.

3.2. Ngoại khoa:

Tùy theo vị trí, nguyên nhân của lỗ rò thực – khí quản mà tiến hành phẫu thuật khâu bít lỗ rò.

Cần nhớ


1. Sặc đường thở, ho cơn kéo dài sau mở khí quản, đặt nội khí quản, vết thương vùng cổ ngực phải nghĩ tới rò thực – khí quản.

2. Ho, sặc, viêm đường hô hấp dưới tái phát ở trẻ sơ sinh cần phải nghĩ tới rò bẩm sinh.
Xem chi tiết…

Phục hồi khí quản đã bị ung thư


khi_quan
Một nhóm bác sỹ thuộc Trung tâm Y tế mang tên Mari Lannlong có trụ sở ở gần Paris, Pháp do giáo sư Philipp Dartevil đứng đầu, mới đây đã tiến hành thành công ca phẫu thuật phục hồi khí quản của người bị ung thư.

Giáo sư Dartevil nhấn mạnh rằng đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới các bác sỹ đã tạo ra được khí quản mới thay thế khí quản của người bị ung thư bằng cách phẫu thuật.

Thông thường, các khối u ác tính trong khí quản thường dẫn đến tình trạng nghẹt thở khiến bệnh nhân tử vong. Phương pháp luận được áp dụng để tiến hành các ca phẫu thuật kiểu này đã được nghiên cứu từ năm 2004.

Nhiệm vụ chính của các bác sỹ là sử dụng mô da cẳng tay có kích thước 9x12cm của chính bệnh nhân để tạo ra một khí quản mới thay thế khí quản bị ung thư.

Trước khi cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân, mô da này được làm "chắc thêm" bằng sụn lấy từ phần xương sườn của người bệnh.

Các bác sỹ hy vọng đây là phương pháp tối ưu giúp loại trừ tình trạng thải ghép./

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Những điều cần biết về u khí quản

Khối u khí quản

Khối u khí quản là một sự tăng trưởng bất thường hình thành trong khí quản của bạn, hoặc khí quản.

Khí quản của bạn mang không khí bạn hít xuống phổi của bạn. Nó bắt đầu ngay dưới mức của thanh quản của bạn (hộp thoại) và kết thúc vào ngực, nơi đường thở của bạn chia thành hai nhánh gọi là khí quản, mà đi đến phổi của bạn.

Ở người lớn, khí quản dài khoảng năm inch và rộng khoảng một inch. Khối u khí quản có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Ở người lớn, hầu hết các khối u ác tính là khí quản. Ở trẻ em, hầu hết các khối u khí quản là lành tính.

Nguy cơ về khối u khí quản

Những khối u mà bắt đầu xuất hiện ở khí quản là khá hiếm. Bạn đang tăng nguy cơ cho các loại phổ biến nhất của u ác tính khí quản nếu bạn đang hoặc đã từng hút thuốc. Đàn ông có đến bốn lần nhiều khả năng có một khối u ác tính khí quản và chúng thường có từ 60 đến 70 tuổi khi nó xảy ra.

Các loại khối u khí quản

Khối u khí quản mà bắt đầu ở khí quản được gọi là khối u khí quản chính. Những khối u mà bắt đầu trong một phần khác của cơ thể và lan rộng đến khí quản được gọi là khối u khí quản thứ cấp, và họ là rất hiếm. Hầu hết các khối u thứ lan sang khí quản của bạn từ tuyến giáp, phổi của bạn, hoặc thực quản.

Đây là hai loại khối u khí quản chính:


Ung thư tế bào vảy: Đây là loại phổ biến nhất của u khí quản. Nó gần như luôn gắn liền với việc hút thuốc lá. Khối u này phát triển nhanh chóng, và gần một nửa thời gian nó đã là quá lớn để có thể loại bỏ khi nó được phát hiện.


Ung thư biểu mô nang VA: U khí quản này phát triển chậm hơn rất nhiều so với ung thư tế bào vảy. Nó không liên quan đến thuốc lá, và những người đàn ông và phụ nữ có nguy cơ tương tự. Nó có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là khoảng 40 tuổi.

Đây là những loại phổ biến của các khối u không phải ung thư khí quản:


Papillomas: U nhú tế bào gai là một loại lành tính của khối u khí quản nhìn thấy ở người trưởng thành hút thuốc. Trẻ em có thể có được một loại u nhú gọi là vị thành niên papillomatosis laryngotracheal đó là gây ra bởi một loại virus.


Chondroma: Đây là loại phổ biến nhất của u lành tính khí quản. Nó hình thành từ sụn tạo nên cấu trúc của khí quản. Đây là loại ung thư có thể thay đổi vào một khối u ác tính theo thời gian.


Hemangioma
: Đây là loại hình thức khối u khí quản từ các mạch máu nhỏ. Nó có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Nó có thể được chẩn đoán ở những trẻ có vấn đề về hô hấp đột ngột và cũng có một cái bớt hemangioma trên làn da của mình.

Các triệu chứng

Các triệu chứng của khối u khí quản có thể bị nhầm lẫn với những điều kiện thở thông thường khác như hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các triệu chứng có thể bao gồm:
  • Ho
  • Thở khò khè
  • Tím (thở ồn ào)
  • Khó thở
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xuyên
  • Ho ra máu
  • Khó nuốt
  • Khàn tiếng
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân
Chẩn đoán

Chẩn đoán một khối u khí quản bắt đầu với một tiền sử bệnh và khám thực thể. Các bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng của bạn và kiểm tra hơi thở, nhịp thở của bạn. Cách tốt nhất để chẩn đoán một khối u khí quản là cho bác sĩ của bạn để nhìn trực tiếp vào khí quản của bạn.

Thủ tục dùng để quan sát vào khí quản của bạn được gọi là nội soi phế quản. Hay lấy một miếng khối u để chẩn đoán được gọi là sinh thiết. Dưới đây là một số xét nghiệm khác có thể giúp chẩn đoán:
  • Chụp X-ray: Phương pháp này được sử dụng để hiển thị một khối u khí quản trong khoảng một nửa các trường hợp
  • CT scan ngực và cổ họng của bạn
  • Xét nghiệm chức năng hô hấp, để hiển thị bao nhiêu khối u khí quản có ảnh hưởng đến hơi thở của bạn
Điều trị
Các loại điều trị được sử dụng cho một khối u khí quản sẽ phụ thuộc vào loại và kích thước của nó, cũng như tuổi tác và sức khỏe của bạn. Nói chung, phẫu thuật cắt bỏ là cách điều trị tốt nhất cho cả hai khối u lành tính và ác tính.

Dưới đây là chi tiết về một số phương pháp điều trị có thể có:


  • Phẫu thuật. Đến nửa của khí quản có thể được gỡ bỏ và tái tạo một cách an toàn. Khối u ở phần trên của khí quản được loại bỏ thông qua một vết rạch cổ. Các khối u giảm xuống trong khí quản có thể yêu cầu một thủ tục mà đi qua ngực.
  • Xạ trị. Điều trị này có thể được sử dụng để điều trị các khối u mà là hơn một nửa kích thước của khí quản hoặc đã lan ra ngoài khí quản.
  • Hóa trị. Điều này có thể được kết hợp với xạ trị cho khối u lớn mà không thể được gỡ bỏ bằng phẫu thuật.
  • Phương pháp điều trị Bronchoscopic. Đối với các khối u mà không thể được gỡ bỏ bằng phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật có thể làm việc thông qua soi phế quản để làm giảm kích thước của khối u. Trong một số trường hợp, giảm kích thước có thể làm phẫu thuật cắt bỏ có thể.
  • Stenting. Trong trường hợp khối u không thể được gỡ bỏ, các đường hàng không có thể được giữ mở bằng cách đặt một ống nhân tạo qua khí quản. Ống thở này được gọi là một đường thở stent tracheobronchial.
Phòng ngừa

Các loại phổ biến nhất của u khí quản ở người lớn là ung thư tế bào vảy. U tế bào khí quản vảy gần như luôn luôn gắn liền với việc hút thuốc lá. Cách tốt nhất để ngăn ngừa loại ung thư này là để bỏ hút thuốc hay không để bắt đầu.

Theo dõi khối u khí quản


Theo dõi một khối u khí quản phụ thuộc vào loại ung thư mà bạn có và những gì loại điều trị mà bạn nhận được. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về bệnh của bạn, đóng một vai trò tích cực trong việc điều trị của bạn, và làm việc chặt chẽ với đội ngũ y tế của bạn là bước quan trọng để quản lý một khối u khí quản.

Nhiều người bị một căn bệnh nghiêm trọng như thế này cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ xã hội và giáo dục họ nhận được từ một nhóm hỗ trợ.

Biện pháp khắc phục


Hỏi nhóm y tế của bạn nếu có bất kỳ bổ sung chế độ ăn uống bạn nên thử. Kỹ thuật thư giãn như tập thể dục, thiền định, hay một hoạt động tâm cơ thể như giúp đỡ yoga nhiều người đối phó với sự căng thẳng của một tình trạng y khoa nghiêm trọng.

Nguồn www.urmc.rochester.edu
Xem chi tiết…

Các kỹ thuật đặt nội khí quản khó

noi-khi-quan
Nội khí quản
Đặt nội khí quản  là một trong những phương pháp kiểm soát đường thở được dùng và đáng tin cậy nhất hiện nay. Song việc đặt NKQ vẫn luôn là thách thức lớn thường trực hằng ngày đối với các người làm Gây mê hồi sức khi họ đối mặt với NKQ  khó.
1. Định nghĩa :
- Dùng đèn soi thanh quản rất khó khăn hoặc không nhìn thấy dây thanh âm
- Đặt nội khí quản quá 2 lần không thành công
2. Tiên lượng những trường hợp đặt NKQ khó :
 A. Tiền sử bệnh nhân: Hỏi tiền sử bệnh nhân một số tổn thương hay bệnh lý có liên quan đến đặt NKQ khó.
- Bị chấn thương hay có mổ về vùng hàm mặt
- Bệnh nhân bị bướu cổ hay u trung thất 
- U vùng hầu họng
.
B. Dấu hiệu lâm sàng:
.
Cổ ngắn : Khoảng cách từ bờ trên sụn nhẫn đến bờ dưới của xương hàm dưới <6cm
Giới hạn độ gập ngửa cổ
Miệng nhỏ
Hàm trên nhô ra trước ( vẩu , hô)
Cằm lẹm: Hàm dưới đẩy ra sau với góc hàm dưới tù
Sẹo co rút vùng cằm cổ 
Di động hàm dưới hạn chế
Ngoài ra, còn có những tiêu chuẩn khác:
Tiêu chuẩn Mallampati
Bệnh nhân được yêu cầu há miệng, thè lưỡi tối đa khi ngồi thẳng và nói A. Tùy theo cấu trúc hầu họng có thể thấy được mà đường thở được phân loại như sau:
Class 1:  Khẩu cái mềm, màng hầu, lưỡi gà và cột màng hầu đều được nhìn thấy .
Class 2: Như trên nhưng không thấy cột màng hầu
Class 3: Chỉ thấy khẩu cái mềm và đáy lưỡi gà
Class 4: Chỉ thấy khẩu cái cứng
Phân loại càng cao, nguy cơ khó đặt nội khí quản càng cao.
Tiêu chuẩn Wilson Risk
Kỹ thuật này đánhg giá 5 yếu tố liên quan đến khó đặt nội khí quản, đó là cân nặng, cử động đầu và cổ, khả năng há miệng, sự phát triển hàm (cằm lẹm) và răng vẩu. Mỗi yếu tố được cho theo điểm 0, 1, 2 và khoảng thang điểm là 2 – 10. Điểm càng cao tiên lượng đặt NKQ khó càng lớn.
3. Thái độ xử trí khi gặp đặt nội khí quản khó
Đứng trước một trường hợp đặt nội khí quản khó cần tính đến các yếu tố sau:
- Bệnh nhân có khả năng thông khí bằng mask không?
- Các trang thiết bị hiện có để đặt nội khí quản khó( Bộ đèn đặt NKQ khó, Mandrin cứng Que dẫn đường, Mask Thanh Quản….)
- Kinh nghiệm của người gây mê.
- Thể trạng của bệnh nhân, các bệnh lý kèm theo.. .
.
Cần tôn trọng nghiêm ngặt những nguyên tắc sau:
- Không thực hiện một mình, phải luôn có ít nhất một người hỗ trợ.
- Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ mọi dụng cụ cần thiết có sẵn.
- Chuẩn bị hệ thống theo dõi liên tục độ bão hoà oxy, huyết áp động mạch, điện tim, mạch, tần số thở...
- Để bệnh nhân tỉnh táo và tự thở.
- Cung cấp oxy 100% cho bệnh nhân vài phút trước đặt nội khí quản.
- Gây tê vùng hầu họng hoặc nếu cần cho bệnh nhân ngủ thì vẫn phải để cho bệnh nhân tự thở. Trường hợp nếu đặt NKQ với giãn cơ thì dùng giãn cơ có thời gian tác dụng ngắn với điều kiện bệnh nhân thông khí được bằng mask.
Vậy làm thế nào để tiên lượng khó thông khí bằng mặt nạ (DMV: Difficult Mask Ventilation) ??
Khó thông khí bằng mặt nạ được định nghĩa là tình huống trong đó một mình người làm gây mê không thể duy trì được độ bão hòa oxy SpO2 >92% hoặc không thể ngăn ngừa hay phục hồi dấu hiệu thiếu thông khí bằng thông khí mặt nạ áp suất dương dưới tác dụng của gây mê toàn thân.
Có 5 yếu tố dùng tiêng lượng khó thông khí bằng mặt nạ được tóm tắt bằng “OBESE”
- Obese (BMI > 26 kg/m2) 
- Bearded (có râu quai nón)
- Elderly (> 55 tuổi) 
- Snorers (có tiền căn ngáy)
- Edentulous (không có răng)
Chỉ cần có ít nhất 2 dấu hiệu trên thì khả năng DMV rất cao
Một số kỹ thuật đặt nội khí quản khó
Thay đổi tư thế bệnh nhân
- Có thể kê cao đầu bằng một gối nhỏ khoảng 10cm để làm cho trục khoang miệng và thanh quản thành một đường thẳng.
- Nhờ người phụ ấn vào sụn thanh quản ra sau và lên trên.
- Nhờ người phụ kéo môi trên ra sau để thấy thanh quản rõ hơn.
Dùng nòng nội khí quản hoặc que dẫn đường
- Dùng nòng nội khí quản (Mandrin hay Stylet) cho vào ống nội khí quản để uốn cong nội khí quản theo hình cây gậy hoặc chữ S để đặt dễ dàng hơn.
- Dùng que dẫn đường (guide) có một đầu mềm, đặt vào trong khí quản trước sau đó luồn ống nội khí quản theo que này.
Các phương pháp khác
- Đặt nội khí quản ngược dòng
- Đặt nội khí quản bằng ống soi mềm
- Dùng mask thanh quản
- Chọc kim qua màng nhẫn giáp để thông khí
- Mở khí quản.

Nguồn bvdkquangnam.vn
Xem chi tiết…

Triệu chứng khàn tiếng, ho và khó thở là biểu hiện bệnh gì ?

Triệu chứng khàn tiếng, ho và khó thở là biểu hiện bệnh lý gì là điều mà nhiều người quan tâm, hi vọng bài tư vấn hỏi đáp dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó


Hỏi: Thưa bác sĩ, Cách đây 2 tháng tôi bị cảm ho nhiều và bị khàn tiếng hết cả tuần. Khi ho xong tôi bị khó thở, phải cố gắng lấy hơi một lúc mới thở được giống như ở cổ bị phù ra làm khó thở. Đi khám, có BS nói bị viêm thanh quản, BS khác lại nói viêm phế quản, viêm họng và cho thuốc uống. Gần đây, cổ tôi lại có cảm giác bị vướng như có gì đó chặn ngang, khi ho hay hắt xì thì lại có cảm giác khó thở đó nữa, không đau, ăn uống và sức khỏe bình thường. Xin hỏi BS tôi bị bệnh gì? Nên đi khám ở đâu? Cám ơn BS nhiều!
(Nguyễn Thị Hương, 38 tuổi – Long An)

ho-la-bi-benh-gi
Ảnh minh họa

Đáp: Bạn Hương thân mến,
Với những triệu chứng bạn đang mắc phải như: ho, cảm giác khó thở, khàn tiếng... là những triệu chứng liên quan tới thanh quản, khí quản, phế quản có thể do viêm từ vùng mũi họng gây biến chứng xuống.

Nếu viêm họng, bạn hay cảm giác vướng họng, ho, cảm giác khó chịu như có dị vật trong họng...

Nếu có thương tổn thanh quản sẽ gây: khó thở khi hít vào, thở có tiếng rít, khó thở chậm...

Nếu có viêm khí, phế quản sẽ gây đau rát ngực, có thể có sốt, ho, khạc đờm nhiều, khi phù nề khí phế quản nhiều sẽ gây khó thở cả khi hít vào và thở ra (không gây khàn tiếng).

Do đó, bạn hãy tới bệnh viện đa khoa khám và làm các kỹ thuật cận lâm sàng như: thử máu, xquang tim phổi... Khi xác định đúng tình trạng bệnh lý, bạn hãy điều trị tích cực nhé.

Theo thongtinbenh.com
Xem chi tiết…

Bị viêm khí quản nên ăn uống như thế nào

Do vấn đề về thời tiết có những sự thay đổi đột ngột, dẫn đến bệnh lý viêm khí quản thường gặp, hoặc do cảm lạnh, hút thuốc lá, hít phải nhiều bụi ...
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì ngoài ra việc ăn uống ra sao để tăng hiệu quả chữa bệnh cũng là một điều khá quan trọng

an-uong-khi-viem-khi-quan

Cháo rau diếp cá: Diếp cá 30g, gạo lức 50g. Rửa sạch diếp cá, đổ nước vừa đủ, đun sôi cho gạo đã đãi sạch vào nấu thành cháo. Ăn nóng, ngày 2 lần, cứ 10 ngày là một liệu trình.

Cháo thịt ngỗng: Thịt ức ngỗng 100g, nấm mèo 25g, thịt chân giò chín 15g, hành 5g, gừng tươi 5g, rượu 10g, muối tinh 7g, bột ngọt 2g, dầu thơm vani 25g, nước luộc thịt ngỗng 1 lít, tiêu bột 2g, gạo nếp 100g. Cắt nhỏ thịt ức ngỗng như hạt gạo, nấm, thịt chân giò cũng cắt nhỏ như hạt lựu, gạo nếp đãi sạch cho vào nồi đất, cho nước thịt ngỗng vào nấu, đến khi gạo nở thì cho thịt ngỗng và các thứ vào nấu thành cháo đặc mới cho dầu thơm vani, rắc bột tiêu vào là được. Ngày ăn 1 bát, chia 2 - 3 lần ăn.
Cháo trai: Trai khô 25g, thịt gà 50g, rượu 15g, nấm mèo 50g, muối tinh 5g, mỡ lợn 25g, gạo te 100g, gừng, hành, bột tiêu vừa đủ. Các thứ làm sạch, chế biến xong cho gạo vào nồi với trai khô, thịt gà, nước 1,5 lít nấu thành cháo. Cháo chín cho mỡ lợn, muối, gừng, hành, hạt tiêu vào, đun qua, quấy đều là được. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần.

Cháo lê: Quả lê 500g, ý dĩ nhân 100g, đường phèn 100g. Rửa sạch ý dĩ nhân, ngâm nước, vớt ra để ráo. Lê bỏ hạt, cắt thành quân cờ, cho cả ba thứ vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần ăn lúc nóng.

Cháo gừng tươi, sơn trà: Lá sơn trà 15g, gừng tươi 15g, gạo lức 100g, dầu vani, muối vừa đủ. Gạo đãi sạch, gừng thái lát, cho cùng lá sơn trà với nước vừa đủ đun thành cháo rồi cho dầu vani, bột ngọt là được. Ngày ăn một bát chia 2 lần.

Cháo vỏ quýt: Vỏ quýt tươi 30g, gạo lức 50 - 100g. Rửa sạch vỏ quýt, đổ nước vừa đủ, nấu lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo đã vo sạch, nấu cháo loãng. Ngày ăn một bát chia 2 lần.

Cháo đình lịch tử (hạt đay): Hạt đay 10g, gạo lức 100g. Sao hạt đay đến khi thơm, để nguội, cho nước đun cô đặc, bỏ bã, cho gạo đã vo sạch, thêm nước vừa đủ, nấu cháo. Ngày ăn một bát chia 2 lần.

Cháo hạt mã đề: Hạt mã đề 15g, gạo lức 50g. Dùng vải bọc hạt mã đề, cho vào nồi đất, cho thêm 200ml nước, nấu còn 100ml, bỏ túi thuốc, cho gạo đã đãi sạch, thêm 400ml nước nấu cháo loãng. Ngày ăn 2 lần lúc cháo nóng.

Canh cá diếc, hạnh nhân: Cá diếc 1 con, hạnh nhân 10g, đường đỏ vừa đủ. Làm sạch cá diếc cho vào nồi cùng hạnh nhân và đường. Dùng nồi đất, nước vừa đủ đun chín nhừ là được. Ăn cá, uống canh.

Canh bách hợp: Bách hợp 100g, đường trắng 50g. Rửa sạch bách hợp cho vào nồi cùng đường trắng, nước vừa đủ, đun khoảng 1 giờ thấy chín nhừ là được. Ăn trong ngày. Tác dụng: bổ âm, dưỡng phế, bổ tâm, trừ phiền.

Canh cải nấu đậu phụ, táo tàu: Cải trắng khô 100g, đậu phụ 50g, táo tàu 10 quả, dầu thực vật, muối tinh vừa đủ. Các thứ chế biến rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, ninh chín, cho dầu, muối vào là được. Ăn kèm trong bữa ăn.

Canh phổi lợn nấu lá chanh: Lá chanh 15g, phổi lợn 150 - 200g. Rửa sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ đun chín thì cho gia vị là được. Ăn phổi, uống canh.

Canh hải sâm, ngân nhĩ: Ngân nhĩ 10g, hải sâm ngâm nở 150g, nước 1lít, rượu trắng, muối, bột ngọt vừa đủ. Cho ngân nhĩ cùng hải sâm vào nồi, cho nước đun sôi một lúc rồi vớt ra để ráo nước. Dùng một nồi khác đổ 250ml nước và rượu, muối, bột ngọt cùng ngân nhĩ, hải sâm vào, đun sôi thì đun nhỏ lửa khoảng 1 giờ, múc ra vài bát nhỏ. Lại đổ 750ml nước vào nồi khác, cho rượu, bột ngọt, đun sôi, hớt bọt rồi múc vào bát đựng ngân nhĩ, hải sâm. Ăn trong ngày.

Chè bách hợp, mã thầy: Bách hợp 15g, mã thầy 10g, tuyết lê 1 quả, đường phèn vừa đủ. Mã thầy bóc vỏ giã nát; lê gọt vỏ, bỏ lõi, thái nhỏ. Tất cả 4 thứ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa tới khi đặc sánh là được. Uống trong ngày tùy ý.

Nước táo, cam thảo: Táo tàu 8 quả, cam thảo tươi 6g. Hai thứ rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước 800ml, đun nhỏ lửa còn 400ml, vớt bỏ bã. Uống hằng ngày.
Xem chi tiết…

Dấu hiệu bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp, (trong y khoa còn gọi là Croup). Đây là một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính vùng hạ thanh môn do siêu vi trùng, làm cho bé bị thở rít, khàn tiếng hay ho khan.

be-bi-ho
Bé bị ho (ảnh minh họa)

Những trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp thường khởi đầu bằng những triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, sốt nhẹ, sau đó 1 – 3 ngày bắt đầu có triệu chứng khàn giọng, khó thở, thở rít, nhất là vào lúc thời tiết trở lạnh như giữa đêm. Lứa tuổi thường mắc phải bệnh này là dưới 5 tuổi, do đường thở hẹp nên khi viêm nhiễm gây phù nề làm cho đường dẫn khí càng trở nên chít hẹp hơn, gây nên triệu chứng khó thở.

Nhận diện viêm thanh khí phế quản cấp

Có thể nhận biết trẻ có bị viêm thanh khí phế quản cấp hay không bằng cách dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh như:

- Tiếng thở rít thì hít vào: bạn quan sát trẻ thở sẽ thấy mỗi lần hít vào trẻ phát ra âm thanh như tiếng rít, nghe thô ráp.

- Ho khan

- Khàn tiếng

- Khó thở, mức độ khó thở nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.

Nhận diện các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay:

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

- Thở nhanh, có thể xác định bằng cách đếm nhịp thở của trẻ thấy ≥ 50 nhịp/ phút

- Khó ngủ, bứt rứt và đổ mồ hôi

- Màu môi trở nên tái nhợt

- Phần mô cơ ở 2 bên cổ hay ở giữa các xương sườn lõm xuống mỗi khi trẻ cố gắng hít thở

Một điều cần lưu ý là các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản cấp có thể trùng lắp với một số bệnh cảnh khác như dị vật đường thở, viêm nắp thanh môn, vì vậy cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy có các biểu hiện: sốt cao, thở mệt, khò khè nhất là khi thở ra, khó nuốt hoặc đột ngột ho sặc sụa

Chăm sóc trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp tại nhà

Không phải tất cả trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp đều phải nhập viện điều trị. Nếu trẻ không có các dấu hiệu nguy hiểm đã nêu và tiếng thở rít chỉ xuất hiện khi khóc thì trẻ vẫn có thể điều trị ngoại trú tại nhà và tái khám theo lịch hẹn. Khi đó, cần lưu ý chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn sau:

- Thường xuyên cho trẻ uống nước

- Nếu trẻ sốt cao hoặc đau họng, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm ho

Tăng độ ẩm trong không khí có thể sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể đặt trẻ trong bồn tắm nước ấm hoặc dùng vòi hoa sen, và dĩ nhiên là bạn phải luôn luôn để mắt đến trẻ.

BS Như Huỳnh
Xem chi tiết…

Tìm hiểu nguyên nhân gây ho có đờm và sốt kéo dài


ho_co_dom
Ba tôi bị ho và sốt kéo dài nhiều ngày. Ho có đờm và thường  sốt về chiều ba tôi có uống kháng sinh liều cao, uống thuốc giảm sốt, đã chụp phổi bác sĩ nói bình thường , amedan hơi sưng, viêm khí -phê quản mãn tính.Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân được không?

Trả lời: 
Ho thường do những bệnh của đường hô hấp, nhưng cũng có khi ho do bệnh ở ngoài đường hô hấp, mời bạn tham khảo các triệu chứng đi kèm với các tiệu chứng đó là các bệnh sau:

Ho do viêm họng cấp: Ho có đờm hoặc ho khan, sốt cao, có khi không sốt. Nuốt vướng, có cảm giác rát họng. Họng đỏ, có hạt hoặc có mủ. Amidan có thể sưng.

Viêm thanh quản: Ho khan. Nói khàn hoặc mất tiếng. Bệnh bạch hầu thanh quản tiếng ho ông ổng. Thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Có màng trắng ở họng, gây khó thở, nhiều khi phải mở khí quản.

Viêm khí quản, phế quản cấp: Sốt cao, giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn sau có đờm. Đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng. Điều trị sớm sẽ mau khỏi.

Viêm phế quản mạn: Thường gặp ở người hút thuốc lá (75%). Ho có nhiều đờm, mỗi năm ho khạc 3 tháng, trong vòng hai năm liền. Bệnh hay tái phát do những đợt bội nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm như không khí lạnh, độ ẩm cao, hít phải hơi độc.

Giãn phế quản: Ho nhiều về buổi sáng, có rất nhiều đờm. Để đờm vào cốc, thấy lắng thành 3 lớp: dưới là mủ, giữa là chất nhày, lớp trên cùng là bọt lẫn dịch. Giãn phế quản có khi ho ra máu. Hay tái phát do đợt bội nhiễm.

Hen phế quản: Thường gặp ở lứa tuổi trẻ và trung niên. Người bệnh không sốt. Khó thở từng cơn, cơn hay gặp về ban đêm, trong lúc khó thở thấy tiếng rít cò cử. Sau cơn bệnh nhân ho và khạc ra nhiều đờm trắng, loãng. Hay tái phát nhiều lần do bội nhiễm, khi đó thì đờm có màu vàng.

Viêm phổi: Sốt cao, rét run, đau ngực, ho có đờm quánh, dính, màu rỉ sắt. Bạch cầu trong máu tăng cao. Chụp Xquang phổi có hình ảnh viêm phổi.

Lao phổi: Sốt hâm hấp về chiều, người gầy, sút cân, chán ăn. Ho dai dẳng, ra đờm đặc, có khi lẫn máu hoặc ho ra máu tươi. Tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm.

Áp-xe phổi: Sốt cao, đau ngực. Ho khan hoặc có đờm. Khi ổ áp-xe vỡ thông vào phế quản thì ho ra nhiều đờm như mủ, mùi tanh hoặc rất thối.

Bệnh bụi phổi: Gặp ở người tiếp xúc với bụi ở công trường, hầm mỏ, làm đường, công nhân nhà máy dệt, may, xi-măng... Bệnh nhân ho kéo dài, ra đờm màu đen, đục. Những đợt bội nhiễm thì ho tăng hơn. Bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến toàn thân.

Bệnh màng phổi: Viêm màng phổi có dịch, ho do màng phổi bị kích thích, ho khi thay đổi tư thế.

Ung thư phế quản: Gặp ở người già, người hút thuốc lá. Người bệnh gầy sút nhanh, ăn uống kém, đau ngực, ho ra máu. U chèn ép nhiều gây khó thở, xẹp phổi. Cần phải chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định.

Về điều trị: Việc quan trọng là phải điều trị nguyên nhân, nhưng điều trị triệu chứng ho và làm cho đờm thoát ra ngoài lại rất cần thiết. Thuốc ho có nhiều loại: thuốc có tác dụng trên trung ương (trung tâm hô hấp như: dextromethorphan, mocphin, codein) và các thuốc làm tan đờm, lỏng đờm (tecpin). Tuy nhiên các thuốc này cũng có những tác dụng phụ hoặc tai biến. Các thuốc trung ương gây ức chế trung tâm hô hấp, không nên dùng cho người già, trẻ em, người có viêm phế quản mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người suy hô hấp. Thuốc codein không dùng cho người táo bón và thận trọng cho người bị hen, v.v... Tùy theo từng trường hợp ho cụ thể mà các bác sĩ sẽ có quyết định.

Tóm lại, thuốc ho phải dùng với liều lượng tối thiểu, cần dùng đúng liều cho trẻ em, người cao tuổi, phải phối hợp với điều trị bệnh chính. Chú ý không được tự ý dùng một cách tùy tiện, mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.


Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Xem chi tiết…

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI trong chẩn đoán ung thư khí quản



Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là mri là kỹ thuật hình ảnh sử dụng từ trường và sóng tần số radio để ghi hình một cách chi tiết các cấu trúc bên trong của cơ thể và cho hình ảnh chất lượng cao với độ phân giải và tương phản tốt để cho các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác

MRI có thể được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân để quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc bên tỏng của cơ thể. Ảnh cộng hưởng từ hạt nhân dựa trên một hiện tượng vật lý đó là hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẩu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio MRI đã được ứng dụng vào Việt Nam từ năm 1996 , các thế hệ máy lúc đó hoạt động rất chậm nhiều khi phải mất cả tiếng đồng hồ nhưng cho đến nay, sau nhiều cải tiến thì phương pháp MRI này đã có tốc độ cải thiện hơn rất nhiều (chụp toàn thân trong 15-30 phút).
MRI có thể sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc dây cột sống u khí quản.....

MRI có thể đem lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về địa điểm, những thương tổn, những thông tin như vậy rất có giá trước khi phẫu thuật chẳng hạn như tiểu phẫu não.

Chuẩn bị

Bệnh nhân (BN)có thể ăn uống như bình thường.

Mang theo các phim ảnh đã chụp trước kia (như Xquang, siêu âm, MRI, CT) kèm theo kết quả, giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đánh giá tình trạng của bạn.

Do trong quá trình chụp sẽ sử dụng từ trường mạnh nên tất cả các vật dụng bằng kim loại bệnh nhân đang mang (như răng giả, vòng tránh thai...) cần phải lấy ra trước khi vào phòng chụp MRI.

BN nữ được yêu cầu không trang điểm vùng mắt khi chụp MRI cho não vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Những trường hợp chống chỉ định

Chống chỉ định ở BN đang sử dụng máy điều hòa nhịp tim.

BN đang sử dụng cấy ốc tai không thể chụp MRI.

Những BN đang sử dụng các clip chữa phình mạch não, stent trong động mạch chủ, bơm truyền dịch và các thiết bị kích thích thần kinh... cũng không được thực hiện chụp MRI.

Chụp MRI thường không được chỉ định cho các trường hợp có thai dưới 3 tháng, trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ giới thiệu hoặc bác sĩ chẩn đoán hình ảnh rằng chụp MRI là một thủ thuật y khoa cần thiết và lợi ích từ khảo sát này lớn hơn rủi ro. Điều này cũng có nghĩa là không có phương pháp kiểm tra nào khác có thể cho những thông tin tương tự như chụp MRI đối với trường hợp này.

Quy trình chụp MRI

• BN sẽ được cung cấp và đề nghị thay quần áo thoải mái, nằm lên bàn máy và được đưa vào khung máy. Phần cơ thể cần kiểm tra được chỉnh nằm chính giữa khoang máy. Một thiết bị, giống một cuộn dây, giúp nâng cao chất lượng hình ảnh, có thể sẽ được đặt lên trên vùng cần kiểm tra.

• Bạn sẽ biết quá trình chụp đang được thực hiện khi nghe tiếng rung. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải nằm im tuyệt đối. Cử động sẽ làm hình ảnh cần chụp bị mờ. Thông thường, có bốn hoặc năm hình thức chụp MRI và mỗi loại mất khoảng 2-8 phút để hoàn thành. Toàn bộ quy trình thực hiện khoảng 20 phút.

Chất tương phản (Gadolinium)

Một số BN chụp MRI có thể cần phải được tiêm chất tương phản (Gadolinium ) vào tĩnh mạch, giúp nhìn thấy các thương tổn rõ hơn trên hình ảnh MRI, nâng cao độ chính xác của khảo sát và phát hiện nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư. Chất tương phản này không phải là chất phóng xạ.

Hầu hết các trường hợp tiêm chất tương phản đều không có biến chứng. Tương tự như các thủ thuật y khoa khác, có những rủi ro gắn với việc đưa bất kì chất gì vào cơ thể, bao gồm cả chất tương phản. Khi chất tương phản được tiêm vào cơ thể, bạn sẽ cảm thấy mát lạnh và cảm giác thuốc đang lan tỏa trong vòng một hai phút và điều đó hoàn toàn bình thường. Một số BN có thể cảm thấy vị the lạnh trong miệng hoặc số ít BN có tác dụng phụ như buồn nôn và đau cục bộ. Rất hiếm BN bị dị ứng với chất tương phản và có thể bị phát ban, ngứa mắt hoặc một vài phản ứng khác. Nếu có triệu chứng dị ứng, hãy thông báo ngay với kỹ thuật viên. Những phản ứng rất nhỏ này chỉ xảy ra đối với 0.05% các trường hợp.

Hiện nay, đã có ghi nhận về tình trạng xơ hóa hệ thống có nguồn gốc từ thận như là một biến chứng của chụp MRI. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm, nhiều khả năng xảy ra khi tiêm gadolinium liều cao cho BN bị suy thận nặng.
Đáng nói, không có cách nào để biết được ai bị dị ứng với chất tương phản cho đến khi được tiêm vào cơ thể.
Xem chi tiết…

Nội thông khí quản và những điều cần biết


Khi nào phải nội thông khí quản ?

Mở các đường hô hấp trên trong trường hợp tắc (phù, khối u, bệnh lý thanh quản) ;
bảo vệ các đường dẫn khí đối với sự hít dich dạ dày (hôn mê, ngộ độc thuốc, bệnh thần kinh-cơ) ;
vệ sinh phế quản trong trường hợp ứ tiết quan trọng (làm dễ hút khí quản) ;
làm dễ sự thông khí cơ học (hay thất bại của thông khí không xâm nhập (VNI).

Quyết định nội thông khí quản thường khó khăn, bởi vì không có tiêu chuẩn tuyệt đối.

Ta xét đồng thời những tiêu chuẩn lâm sàng : trạng thái tinh thần, mức độ ứ tiết phế quản, tình trạng huyết động, những dấu hiệu mệt (cảm giác chủ quan của bệnh nhân, khó thở khách quan, sử dụng các cơ phụ...) và những dấu hiệu khí huyết động mạch.

Trong trường hợp suy bơm (pump failure), những tiêu chuẩn là PaCO2 và pH (nhiễm toan hô hấp với nhiễm toan huyết). Nhiễm toan huyết (acidémie) là một chỉ dấu đáng tin cậy hơn tăng thán huyết (hypercapnie). Trong trường hợp suy phổi (lung failure), điều quan trọng đó là mức độ nghiêm trọng của giảm oxy-huyết (hypoxémie).

Điều rất quan trọng là đánh giá tiến triển trong thời gian của các tham số lâm sàng và khí huyết này. Quyết định nội thông khí quản sẽ sớm hơn trong trường hợp tiến triển không thuận lợi.

Vài bệnh nhân vẫn tỉnh táo và cộng tác mặc dầu một pCO2 rất cao.

Những nhu cầu của một can thiệp ngoại khoa sắp xảy ra dĩ nhiên cũng có thể ảnh hưởng quyết định.

Đặc biệt ta cố gắng tránh nội thông khí quản trong hai trường hợp :

hiện tượng tạm thời, mà sự điều chỉnh có thể nhanh (thí dụ phù phổi huyết động, sử dụng morphinique quá mức.
bệnh lý của người bị suy giảm miễn dịch, ở bệnh nhân này nguy cơ nhiễm trùng rất là quan trọng.

Ngược lại, ta đo dự ít hơn trong những trường hợp sau đây :

tiến triển lâm sàng hướng về sự thoái biến.
choáng tuần hoàn hay suy tim nặng ;
vấn để thần kinh hay ngoại thần kinh (nguy cơ thoái biến quan trọng trong trường hợp giảm oxy huyết và/hoặc tăng thán huyết) ;
ngoại trừ hạn chế vì lý đó đạo đức ;
can thiệp ngoại khoa được dự kiến trong một thời gian ngắn.

ĐƯỜNG NỘI THÔNG KHÍ QUẢN

a/ Đường miệng được ưa thích hơn :

dễ thực hiện hơn lúc cấp cứu (phải luôn luôn được ưa thích hơn lúc cấp cứu, ngoại trừ trường hợp vỡ xương mặt) ;
cho phép đưa vào một ống nội thông khí quản tương đối lớn (0,5 đến 1mm lớn hơn bằng đường mũi).

b/ Đường mũi có thể có 3 ưu điểm :

đảm bảo một sự thoải mái hơn cho bệnh nhân.
làm dễ sự duy trì vệ sinh miệng ;
đảm bảo một sự cố định ống nội thông ổn định hơn.


Nhưng đường nội thông này tạo nhiều vấn đề :

đường kính của ống nội thông nhỏ hơn
nguy cơ xuất huyết khi nội thông ;
nguy cơ viêm xoang.

Vì những lý do này đường mũi hầu như bị bỏ.

Loại và kích thước của ống nội thông

Để giảm thiểu những thương tổn do nội thông khí quản, các ống nội thông khí quản có những ballonnet thể tích lớn và áp lực thấp khi được bơm phồng với lượng khí tối thiểu.

Ở trẻ em ống nội thông khí quản không có ballonnet.

Đường kính của ống phải lớn chừng nào có thể được để tránh những yếu tố cản khí (duy trì nhưng lưu lượng khí cao, ngăn cản tắc do các dịch tiết và làm dễ sự cai thông khí cơ học).

Những kích thước của ống nội thông khí quản là :

người trưởng thành : đường kính 8, 8,5 hay 9 mm tùy theo sự vạm vỡ của bệnh nhân ;
trẻ em : đường kính bằng đường kính của ngón tay út, hay được xác định bởi công thức : tuổi/4 + 4
Xem chi tiết…