Ung thư khí quản là một trong mười bệnh dẫn đến tử vong nhiều nhất



1. Ung thư khí quản, phế quản, và ung thư phổi

Đây là căn bệnh “giết người” phổ biến nhất. Các sản phẩm chứa nicôtin dường như sẽ ảnh hưởng đến bộ gen của con người. Hút càng nhiều và càng sớm thì nguy cơ bị ung thư phổi càng cao. Điều đáng sợ hơn là hơn 3.000 người không hút thuốc chết mỗi năm do ung thư phổi bắt nguồn từ việc hít phải khói thuốc thụ động (khói thuốc do người hút thở ra). Nó là căn bệnh ung thư chết người cho cả nam và nữ. Hằng năm, số người chết bởi ung thư phổi cao hơn cả ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, hãy từ bỏ thuốc lá và tránh xa những người hút thuốc càng sớm càng tốt.

2. Bệnh sốt rét

Sốt rét được gây ra bởi ký sinh trùng được truyền từ người đến người thông qua vết cắn của con muỗi bị nhiễm bệnh. Ở trong cơ thể người, ký sinh trùng di chuyển đến gan là nơi chúng sinh trưởng. Khi trưởng thành chúng giải phóng ký sinh trùng khác, ký sinh trùng này sau đó đi vào máu và nhiễm vào các tế bào máu ở đây.

Các ký sinh trùng sinh sôi này nở với tốc độ nhanh chóng, nhưng triệu chứng thì có thể phải mất một năm mới có biểu hiện cụ thể. Đây là căn bệnh chủ yếu ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ước tính có khoảng 300 – 500 triệu trường hợp mắc bệnh mỗi năm, và hơn một triệu người chết mỗi năm do bệnh này.

3. Bệnh lao – Tuberculosis

Dịch nhầy, sốt, mệt mỏi, ra mồ hôi quá nhiều và giảm cân, đó là triệu chứng của bệnh lao phổi hay còn gọi là bệnh lao. Lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm liên quan đến phổi nhưng nó có thể lây lan sang các cơ quan khác. Bệnh có thể ủ trong nhiều năm hoặc các triệu chứng sẽ rõ ngay trên cơ thể.

Những người có nguy cơ nhiễm lao cao gồm người già, trẻ sơ sinh và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do những bệnh khác chẳng hạn như AIDS, tiểu đường hay những người từng trải qua điều trị hóa trị. Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và điều kiện mất vệ sinh là tất cả các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm lao. Tại Mỹ, có xấp xỉ 10 trường hợp mắc bệnh lao trên 100.000 người dân.

4. Bệnh tiêu chảy

Thật không dễ chịu chút nào khi cứ phải ở lỳ trong toilet chỉ vì tiêu chảy. Tiêu chảy được định nghĩa là đi phân lỏng hoặc phân nước kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày. Nếu nó kéo dài đến 1 tuần hay thậm chí 1 tháng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bất cứ dạng tiêu chảy nào cũng gây nên mất nước, có nghĩa là cơ thể bị mất nhiều chất lỏng và chất điện giải quan trọng. Theo Viện y học Quốc tế, ở Mỹ, người lớn trung bình xảy ra tiêu chảy trầm trọng 1 lần/năm còn trẻ em là 2 lần/năm. Nếu không được chữa trị, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

5. Biến chứng trong quá trình sinh nở

Sinh đẻ có thể là một thời điểm kỳ diệu của bố mẹ trẻ và em bé, nhưng cũng có thể là bi kịch của sự mất mát. Hằng năm, khoảng nửa triệu phụ nữ trên thế giới chết do các biến chứng liên quan đến mang thai và sinh nở, bao gồm chảy máu trầm trọng, nhiễm trùng, nạo phá thai không an toàn, tắc nghẽn hoặc sản giật. Hơn 90% các ca tử vong xảy ra tại Châu Á và Châu Phi cận Sahara.

Các biến chứng trong quá trình sinh nở có thể không chỉ gây tử vong cho các bà mẹ, các yếu tố như cân nặng lúc sinh thấp cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ tử vong trẻ em. Trong số những ca tử vong, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh chết trong tuần đầu tiên, thường gây ra do bé bị thiếu dinh dưỡng và sức khỏe kém.

6. Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính thường được gọi là COPD, một hình thức phổ biến nhất của bệnh phổi, làm cho người bệnh rất khó thở. Có hai dạng khác nhau, một là viêm phế quản mãn tính được định nghĩa bằng những cơn ho dài cùng với dịch nhầy, dạng khác được gọi là khí phế thũng, nó phá hủy các nang phổi theo thời gian.

Hầu hết những người bị COPD đều có dấu hiệu của cả hai dạng này. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh này, các nguy cơ khác bao gồm tiếp xúc với khí hoặc khói tại nơi làm việc, cũng như việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

7. HIV/AIDS

HIV / AIDS lần đầu tiên được báo cáo trong những năm 1980 và trong suốt nhiều thập kỷ qua, căn bệnh này ngày càng “đe dọa” con người nhiều hơn. HIV là viết tắt của virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch của con người và nó là loại virus mà ta không thể chống lại. Và đây là căn bệnh “giết người” đe dọa tất cả mọi người trên trái đất.

Virus tấn công tế bào T và tế bào CD4, các tế bào chống nhiễm trùng, cuối cùng, cơ thể không thể chiến đấu với bất kỳ loại nhiễm trùng hoặc bệnh tật nào nữa và bệnh phát triển thành AIDS. AIDS, hay suy giảm hệ thống miễn dịch, là khi hệ thống miễn dịch của bạn gần như không hoạt động. HIV/AIDS bị lây truyền thông qua truyền máu hoặc chia sẻ kim tiêm hoặc các chất dịch cơ thể.

8. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới


Tất cả chúng ta đều cần hít thở. Có hai loại nhiễm trùng đường hô hấp dưới là viêm phế quản và viêm phổi. Một số triệu chứng phổ biến của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu và đau cổ họng. Trẻ em cũng dễ bị bệnh này. Thường là khó chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới hơn, vì chúng có thể được gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn phát triển trong phổi.

9. Bệnh tai biến mạch máu não


Bệnh tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu tới một phần của não bị gián đoạn vì một mạch máu trong não bị chặn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc bị vỡ mạch (đột quỵ xuất huyết). Nếu lưu lượng máu bị chặn lại lâu hơn một vài giây, não không thể nhận được máu và oxy. Dẫn đến các tế bào não chết, gây tổn tương vĩnh viễn. Cao huyết áp là nguyên nhân số 1 gây nguy cơ đột quỵ.

10. Bệnh tim thiếu máu cục bộ

“Thiếu máu cục bộ” có nghĩa là một cơ quan (như tim) không nhận được đủ máu và oxy. Khi các động mạch đưa máu và oxy tới tim bị chặn, có nghĩa là bạn bị bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể dẫn đến suy tim và tử vong. Tỷ lệ người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ là 1/100, thường là nam giới trung niên hoặc cao tuổi.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì. Điều tốt nhất bạn có thể làm để ngăn chặn bệnh tim thiếu máu cục bộ là chăm sóc tốt nhất sức khỏe của mình và chắc chắn rằng các cơ quan của cơ thể được kiểm tra đầy đủ.

(nguồn:hanhphucgiadinh)
Xem chi tiết…

10 khám phá y học quan trọng nhất năm 2012

Thời điểm cuối mỗi năm là dịp để mỗi ngành nghề nhìn lại sự phát triển, những thành tựu của mình qua một năm. Năm 2012 đã sắp kết thúc, BME.VN xin giới thiệu với bạn đọc các khám phá y học quan trọng nhất trong năm 2012 theo bình chọn của tạp chí TIME. Dưới đây là danh sách các khám phá xếp theo thứ tự tăng dần:

10. Virus diệt mụn trứng cá

Đôi khi cách tốt nhất để chống lửa là dùng lửa, đây là cách tiếp cận mới của các bác sĩ để chống lại mụn trứng cá, một hiện tượng khó chịu của tuổi thanh niên. Phương pháp mới sử dụng một loại virus tương đối trơ để chống lại các vi khuẩn có vai trò tạo ra các mụn trứng cá trên da. Những virus này được đưa vào các lỗ chân lông và có khả năng tác động lên các tế bào vi khuẩn, chuyển hóa chúng thành các nhà máy tạo ra virus trước khi phá hủy vi khuẩn. Với cách gia tăng số lượng như vậy nên các nhà nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng virus này bằng cách thoa một lớp kem mỏng có chứa virus. Hoặc họ cũng có thể sử dụng một lớp kem có chứa các tác nhân diệt vi khuẩn do virus sinh ra. Bằng cách nào thì nó cũng có thể giúp làm sạch da.

9. Trứng chuột nhân tạo
  
Tế bào gốc dường như có thể làm được những điều không tưởng trong sinh học như điều trị bệnh đái đường, giúp người bại liệt có thể đi trở lại, sửa các mô tim gây ra chứng đột quỵ. Nhưng tế bào gốc còn có thể tái tạo một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự sống - đó là trứng và tinh trùng. Các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng 2 loại tế bào gốc từ chuột, một từ phôi thai vài ngày tuổi, một từ tế bào da của chuột trưởng thành và đã tạo ra tế bào trứng sống. Sau đó, các trứng này đã được thụ tinh thành công để tạo ra những chú chuột đầu tiên được sinh từ trứng tạo ra từ tế bào gốc. Những chú chuột con khỏe mạnh là minh chứng về khả năng tái tạo của tế bào gốc và mở ra hy vọng về các phương pháp điều trị mới cho những cặp vợ chồng vô sinh

8. Giải mã khối u ở trẻ em
  
Tỉ lệ sống sót đối với các ca ung thư ở trẻ em đã tăng với tỉ lệ đáng khích lệ 80-90% trong những năm gần đây, chủ yếu dựa trên việc chẩn đoán sớm các khối u kết hợp với các biệ pháp can thiệp mới, hiệu quả bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Vì vậy các bác sĩ hi vọng dự án Pediatric Cancer Genome, một dự án trong 3 năm với kinh phí 65 triệu USD để xác định những bệnh ung thư chủ yếu ở trẻ em, sẽ trở thành nguồn cung cấp những kiến thức mới cho việc điều trị. Hiểu được nguyên nhân do gen của ung thư sẽ mở ra hy vọng tìm thấy những điểm chung giữa nhiều dạng ung thư khác nhau, cho phép bác sĩ sử dụng các biện pháp điều trị hiệu quả của dạng ung thư này cho dạng ung thư khác.

 7. Rút ngắn thời gian các biện pháp chẩn đoán dựa trên DNA cho trẻ sơ sinh

50 giờ, đó là thời gian cần thiết hiện nay để giải mã bộ gen của một trẻ sơ sinh, công việc mà trước đây cần hàng tuần thậm chí hàng tháng. Việc phân tích bộ gen trở nên nhanh hơn nhờ những tiến bộ mới trong kỹ thuật phân tích gen và các phần mềm mới có khả năng kết nối 3500 khiếm khuyết gen gây bệnh cho trẻ sơ sinh đã được phát hiện, cho phép bác sĩ có thể quyết định biện pháp điều trị một cách nhanh chóng để cứu mạng sống của những bệnh nhân này. Khoảng 30% bệnh nhi phải chuyển đến khoa chăm sóc đặc biệt mỗi năm có liên quan đến các bệnh vì gen, vì vậy việc phân tích bộ gen có thể trở thành một việc quan trọng trong việc chăm sóc cho những trẻ sơ sinh này trong những năm tới

6. Đối phó bệnh ung thư vú

Ung thư vú là một bệnh phức tạp vì nguyên nhân vừa do gen, vừa do các điều kiện sống. Tuy nhiên, trong những phân tích ADN mới nhất, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng bệnh này đơn giản hơn chút ít so với những điều họ đã nghĩ. Cancer Genome Atlas, một dự án của chính phủ Mỹ phân tích bộ gen của nhiều bệnh ung thư đã phát hiện ra trên 30 000 đột biến trong 510 mẫu ung thư vú nhưng có thể chia thành 4 nhóm. Một loại có những điểm giống với ung thư buồng trứng, mở ra khả năng sử dụng những biện pháp điều trị ung thư buồng trứng cho các bệnh nhân ung thư vú. Những kiến thức này có thể được chuyển thành các cơ hội để điều trị bệnh ung thư vú

 5. Hy vọng đảo ngược bệnh tự kỷ

Các nhà nghiên cứu cho rằng các biện pháp trị liệu hành vi sớm có thể giúp bình thường hóa những vùng não liên quan đến bệnh tự kỉ. Những trẻ được chẩn đoán có rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorders) tham gia chương trình Early Start Denver Model đã có sự thay đổi về các thức xử lí mặt người và đồ vật. Trẻ em bị chứng tự kỷ thường thể hiện nhiều hoạt động não hơn khi chúng xem ảnh của một vật thể di động như một đồ chơi so với khi nhìn bức ảnh gương mặt một người phụ nữ. Tuy nhiên, sau hai năm tham gia ESDM, những trẻ bị tự kỷ đã có phản ứng ngược lại và các vùng não trở về gần như của trẻ bình thường. Đây là dấu hiệu đầy hi vọng chứng tỏ rằng có thể có sự liên quan giữa những thay đổi trên não với bệnh tự kỷ và có thể đảo ngược tình hình. Tuy nhiên, điểm mấu chốt cho sự thành công của chương trình này bao gồm biện pháp can thiệp sớm và đặc biệt với các tư vấn viên được đào tạo thích hợp, những người có thể hợp tác với những đứa trẻ trong nhiều giờ mỗi tuần.

4. Bộ phận cơ thể phát triển trong phòng thí nghiệm

Khí quản không giống với thận hay gan, nó không nằm trong danh sách các mô thường có thể cấy ghép. Như nhờ vào tế bào gốc, các bệnh nhân cần một khí quản mới có thể nuôi một đoạn ống cho chính họ. Các nhà khoa học tại Karolinska Institute(Thụy Điển) đã tạo ra một khí quản nhân tạo từ các sợi siêu nhỏ (microfiber) và tế bào gốc được trích ra từ tủy xương của một bệnh nhân bị ung thư khí quản. Trong ca đầu tiên, khí quản được hiến tặng từ một người đã mất được sử dụng làm khung cho các tế bào gốc của một phụ nữ người Tây Ban Nha. Trong trường hợp mới nhất, các nhà khoa học đã sử dụng một khung nhân tạo để "gieo" các tế bào gốc. Kỹ thuật này đã mở ra tương lai cho y học tái tạo, tạo ra cơ sơ để tạo ra bất kỳ loại tế bào hoặc mô cần thay thế hoặc sửa chữa.

3. Thuốc phòng HIV

Đã có thêm một vũ khí hiệu quả chống lại HIV, đó là thuốc Truvada, một sự kết hợp của 2 loại dược phẩm chống virus, hiện nay là phương pháp dùng thuốc đầu tiên để ngăn ngừa sự nhiễm virus cho những người khỏe mạnh. Sau những thử nghiệm mang tính đột phá đã cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV ở những người sử dụng thuốc này thấp hơn trung bình, FDA đã chứng nhận sử dụng Truvada cho những người khỏe mạnh có nguy cơ nhiễm HIV. Các nghiên cứu cho thấy những người đồng tính nam cũng như bạn tình khỏe mạnh của những người dương tính với HIV đã giảm nguy cơ bị nhiễm HIV từ 42% xuống 75%. Trong khi có những ý kiến cho rằng các biện pháp điều trị có thể dẫn tới những hành vi có độ rủi ro cao như quan hệ tình dục không có bảo vệ, các chuyên gia về y tế vẫn chào đón phương pháp mới để chống lại đại dịch AIDS: phòng sự lây nhiễm là ưu tiên trước nhất.


2. Bug có vai trò như thế nào?

Trong cơ thể con người, thành phần nào có số lượng lớn nhất? Không phải tế bào, không phải gen mà là bug. Đây là những microbe(cơ quan hữu cơ rất nhỏ) sống trong, trên và xung quanh tế bào của chúng ta với tỉ lệ 10 microbe/tế bào. Và các nhà nghiên cứu đã hoàn thành bước đầu tiên của Dự án Human Microbiome, một dự án nghiên cứu toàn diện nhất để xác định những microbe này là gì và vai trò của chúng như thế nào. Hầu hết chúng là bạn của chúng ta, chúng làm việc liên tục để đảm bảo rằng chúng ta có thể tiêu hóa thức ăn, xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng trong khi tìm hiểu về bug, các nhà khoa học cũng nhận ra rằng chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong một số bệnh mạn tính bao gồm chứng viêm và bệnh béo phì. Các microbe còn có thể giúp chúng ta giải quyết một số vấn đề sức khỏe hóc búa nhất hiện nay.

1. Không còn là rác

Trước đây, 98% bộ gen con người được cho là vô ích vì không mã hóa cho bất cứ mục đích nào. Nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những đoạn DNA không quan trọng này thực tế lại là các đạo diễn trong di truyền hoặc là một loại công tắc giúp cho sự trao đổi vật chất. Chúng có vai trò quy định cách thức và thời điểm các gen thể hiện chức năng cũng như cách thức các gene đảo các các protein tương ứng. Các nhà khoa học cho biết, không có chúng, gen sẽ như một đống rác lộn xộn như những từ rời rạc không có ý nghĩa gì. Họ cũng phát hiện ra một kho báu thông tin sinh học và theo đuổi những phương pháp mới để kiểm soát và có thể là chữa trị những bệnh liên quan đến các công tắc di truyền này.

Xem chi tiết…

Phấn rôm, cần đề phòng

Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có 1 bé lớn lên sẽ bị u ác tính ở buồng trứng.

Cho dung phan rom!

Phấn rôm (hay phấn thơm) vốn được các bậc phụ huynh sử dụng sau khi tắm cho trẻ xong, với mong muốn tránh rôm sảy, mẩn ngứa do tã lót. Nhưng các chuyên gia kiểm soát chất độc của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra lời cảnh báo về những hiểm họa ít người biết đến của loại phấn vốn rất được tin dùng này.

Ở tình trạng bình thường, chỉ để bôi ngoài da thì phấn rôm không gây tác động xấu tới sức khỏe của trẻ, nhưng nếu trẻ hít phải phấn rôm thì có thể gây ra tình trạng thiếu ô-xy do tắc khí quản, cản trở hoạt động hô hấp. Tác động đến phổi và đường hô hấp sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Đặc biệt, đối với các bé gái, không nên thoa phấn rôm vào nửa thân phía dưới: như mặt trong đùi, vùng quanh âm hộ, bụng dưới…

Phấn rôm tác động đến phổi

Được biết, phấn rôm bao gồm nhiều công thức hóa học khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc. Đây là một khoáng chất khai thác từ mỏ, có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicate magnesium ngậm nước, điều chế thành dạng bột phấn. Bột talc được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi, dây cáp, gạch men…

Phấn rôm ảnh hưởng tới phổi của bé.

Khi trẻ hít quá nhiều bột phấn rôm sẽ gây ra tình trạng nghẽn đường thở, gây viêm và sưng phổi. Với kích thước rất nhỏ, các hạt bột phấn sẽ len lỏi vào tận phế nang của trẻ, hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn toàn nên tác động của phấn rôm sẽ nhanh chóng loại bỏ khả năng bảo vệ của khí quản.

Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm kiểm soát chất độc Hoa Kỳ, có tới 6291 ca ngộ độc phấn rôm trong năm 2002, chủ yếu là ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Không nên dùng phấn rôm cho bé gái

Đối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng, lớn hơn gấp 4 lần so với những trẻ bình thường.

Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng… Do đó, khi bạn thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới, hạt phấn sẽ xâm nhập cơ thể và nhiễm vào đường âm đạo.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức về tác động của phấn rôm gây ung thư buồng trứng, nhưng họ vẫn lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ nên thận trọng, tốt nhất là không nên sử dụng phấn rôm để thoa vào phần bụng dưới của trẻ.

Không dùng phấn rôm thoa vào phần bụng dưới của bé.

Để phấn rôm xa tầm tay trẻ em

Việc sử dụng phấn rôm không đúng cách sẽ gây những hậu quả khôn lường, bởi chỉ cần một lượng rất nhỏ xâm nhập cơ thể thì nó cũng có thể phá hoại chức năng của khí quản và phổi. Đặc biệt, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào có thể trị khỏi căn bệnh này.

Các bà mẹ không nên để trẻ nghịch phấn rôm, để xa tầm với của trẻ để tránh trường hợp bé đưa hộp lên miệng ngậm, hoặc hít phải hạt phấn…

Trong trường hợp dùng phấn rôm, cha mẹ nên nhẹ nhàng đổ một lượng nhỏ ra lòng bàn tay và xoa từ từ lên vùng da bị rôm sẩy của bé, không lắc và xoa mạnh. Sau khi sử dụng phải đậy nắp cẩn thận, cất trên cao và tuyệt đối không để trẻ chơi với hộp phấn rôm.
Xem chi tiết…

Đặt nội khí quản khi ngồi

Các bác sĩ khoa ngoại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ vừa dùng ống soi mềm đặt nội khí quản trong tư thế ngồi cho một bệnh nhân bị khó thở do khối bướu to chèn ép đường thở.


Bệnh nhân Đ.T.H. (75 tuổi, bị ung thư tuyến giáp), khối bướu cổ to chèn ép khí quản, người nhà cho biết bà thường xuyên khó thở khi nằm, phải ngủ trong tư thế ngồi. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân xẹp khí quản và chỉ định mở khí quản để giải phóng đường thở

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ phát hiện có một mạch máu to chèn ngang qua khí quản nên không thể mở khí quản theo kỹ thuật gây tê thông thường. Do bà H. không thể nằm, các bác sĩ quyết định đặt ống nội khí quản trước khi gây mê và trong tư thế ngồi.

Người bệnh ngồi trên bàn mổ, được dùng ống soi mềm, phun tê, soi qua khí quản phát hiện chỗ hẹp, đặt ống nội khí quản, sau đó trở lại tư thế nằm, gây mê và phẫu thuật mở khí quản. Hiện bà H. đã nằm được, không còn khó thở, bước điều trị tiếp theo có thể là hóa trị hoặc xạ trị vì khối bướu đã dính phức tạp vào cột sống nên không thể bóc tách.
Xem chi tiết…

Đờm có máu - cách phòng tránh chứng nhiều đờm

Quá nhiều đờm trong cổ họng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn cả vẫn là ở nhóm trung cao tuổi. Đờm là chất dịch đậm đặc, kết dính bịt kín lỗ mũi, cổ họng gây khó thở. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch làm việc tốt để kháng viêm. Tuy nhiên, nếu nặng và có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, nhất là cảm cúm, cảm lạnh gây đau nhức, khó chịu cho con người.

Xem thêm > Tại sao cơ thể ra đờm liên tục

Đoán bệnh qua chất đờm


Khi đường hô hấp có bệnh hoặc vào các thời kỳ khác nhau của bệnh, đờm sẽ thay đổi cả về số lượng, màu sắc, độ đặc loãng và mùi vị. Nếu quan sát kỹ sự thay đổi đó, ta có thể nhận biết được bệnh.

Bình thường, người ta không ho ra đờm, nếu có thì phần nhiều được ho khạc ra vào buổi sáng. Đờm của người khỏe mạnh thường ít, trong, bóng nhẫy, chứng tỏ sự trao đổi chất của tổ chức phổi và tổ chức niêm mạc khí quản diễn ra bình thường.

Tính chất và trạng thái của đờm

- Đờm có mủ và những sợi máu, tia máu:

+ Sáng sớm ngủ dậy nếu khạc đờm có sợi máu hoặc cục máu nhỏ thì hãy cảnh giác với bệnh ung thư vòm họng.

+ Đờm lẫn máu trong thời gian dài, kèm đau ngực, mệt mỏi, sụt cân: Có thể là ung thư khí quản.

+ Đờm dính những tia máu tươi: Lao phổi, giãn khí-phế quản, cũng có thể là viêm họng.

+ Đờm có máu màu đen: Thường thấy trong các bệnh tắc nghẽn ở phổi.

+ Đờm dạng bọt lẫn máu: Phù phổi cấp.

- Đờm có chất nhầy không màu hoặc trong suốt, màu trắng nhạt: Thường thấy ở bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp, viêm nhánh khí quản cấp tính, viêm phổi thời kỳ đầu, viêm khí quản mạn tính. Đờm thường nhiều, tương đối dính và có sủi bọt.

- Đờm có mủ nhầy dưới dạng cục nhỏ màu vàng: Thấy nhiều ở bệnh cảm cúm, viêm khí quản-phổi vào thời kỳ bắt đầu hồi phục.

- Đờm ở dạng nước sền sệt, sủi bọt, trong suốt, loãng: Thấy nhiều ở bệnh giãn nhánh khí quản, lượng đờm nhiều và dễ long.

Màu sắc của đờm

- Màu trắng: Có thể thấy trong bệnh viêm nhánh phế quản hoặc viêm phổi, thường do cầu khuẩn gây nên.

- Màu vàng hoặc vàng lục: Viêm phế quản, phổi, đã có bội nhiễm.

- Màu đỏ hoặc nâu đỏ: Chứng tỏ trong đờm có máu hoặc có chất hemoglobin.

- Màu hồng: Thường gặp trong phù phổi cấp. Nguyên nhân thường do các bệnh tim mạch, cao huyết áp, do truyền một lượng dịch quá lớn và nhanh gây tăng áp lực mao mạch ở phổi và dẫn đến phù phổi cấp. Bệnh nhân thường ho ra nhiều đờm có bọt màu hồng. Đó là một tình trạng "chết đuối trên cạn" cần phải cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

- Màu chocolate: Thường gặp trong vỡ áp xe gan do amip. Ổ apxe này có thể thông với các nhánh khí phế quản-phổi, gây khạc đờm màu chocolate. Bệnh nhân có thể bị biến chứng áp xe phổi.

Số lượng đờm

- Dịch đờm nhiều hơn bình thường một chút: Có thể thấy ở bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi thời kỳ đầu.

- Dịch đờm từ nhiều bỗng nhiên giảm nhưng tình trạng cơ thể xấu đi (sốt cao, mệt mỏi, khó chịu hơn trước): Có thể do tắc nghẽn nhánh khí-phế quản, làm đờm không dẫn lưu được ra bên ngoài. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và tăng cường dẫn lưu đờm. Không được dùng kháng sinh bừa bãi hoặc thay thế kháng sinh, dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị.

Nguyên nhân

Dị ứng: một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng là do dị ứng phấn hoa, khói, ô nhiễm và thậm chí cả thực phẩm, chẳng hạn như những người không dung nạp lactose. Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể gây bài tiết nhiều chất nhầy từ các màng nhầy. Những người quá nhạy cảm với khói thuốc, khói và các loại, hay khí độc nên tránh tiếp xúc với các môi chất gây bệnh. Khi đi ra ngoài, nên mang khẩu trang che mũi, miệng để hạn chế tiếp xúc môi chất độc hại.

Tránh xa thuốc lá

Hút thuốc: một trong những nguyên nhân chính tạo bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng cũng như đờm trong mũi. Hút thuốc kéo dài có thể gây viêm màng nhầy và làm tăng sản xuất đờn trong mũi và cổ họng. Ngoài ra, nếu vừa hút thuốc lại nghiện rượu và các loại thực phẩm chứa caffeine cũng có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.

Phản ứng thực phẩm: bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng còn do nguyên nhân ăn phải một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng, nhất là vào giai đoạn đầu mùa cúm. Rất đa dạng như sữa và các sản phẩm đi từ sữa trứng, các sản phẩm từ lúa mì và ngũ cốc cũng có thể làm cho bệnh nhiều đờm trong cổ họng thêm trầm trọng.

Nhiễm trùng: nhiễm trùng xoang, viêm xoang là những căn bệnh gây tăng tiết nhiều chất nhầy, thực ra đây là cơ chế kháng viêm bởi chất nhầy giúp chống vi khuẩn xâm nhập nhưng có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Do virút: nhiễm virút được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng phát sinh bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng, như: virút gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu và bạch cầu đơn nhân.

Vấn đề sinh lý: bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng còn có yếu tố về sinh lý, chức năng sinh lý của mũi và cổ họng bị suy yếu làm cho đờm bị kẹt trong mũi và cổ họng. Ngoài ra, còn do căn bệnh có tên vách ngăn bị lệch, căn bệnh ở đó sụn làm nhiệm vụ tách mũi thành hai phần lại bị sự cố dẫn đến làm trệch đường lưu thông của đờm.

Bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng thường xuyên gây khó chịu và đôi khi còn chảy máu nhẹ, nó còn liên quan với các triệu chứng khác như: đau cổ họng hay viêm họng.

Vài cách phòng tránh và chữa trị

Đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng người ta có thể dùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi và các loại thuốc long đờm. Nếu có nhiều đờm mà do dị ứng hoặc nhiễm trùng thì có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh. Ngoài thuốc tây, để điều trị bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng người ta có thể áp dụng một số loại thuốc cổ truyền dưới đây:

Tinh dầu: có tác dụng loại bỏ đờm dễ dàng bằng cách massage với các loại tinh dầu xoa trên ngực và cổ họng. Cách làm như sau: trộn một muỗng canh dầu hoa oải hương hay tinh dầu bạc hà và húng tây, với hai muỗng canh dầu ôliu và xoa lên cổ họng và ngực của người bệnh. Thủ thuật này có tác dụng nới lỏng đờm tích trong cổ họng, giúp ho và dễ thở bằng đường mũi.

Trà thảo dược: uống các loại trà thảo dược nóng như trà chanh hoặc trà hoa cúc pha thêm chút mật ong có thể giúp long đờm, thoát đờm một cách tự nhiên, riêng mật ong có tác dụng giảm kích thích, giảm đau. Các loại trà dược là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như có tác dụng kháng viêm.

Tỏi và gừng: cả hai loại thực phẩm này đều có tác dụng kháng viêm và long đờm. Vì vậy, nhai vài lát gừng nhỏ sẽ có tác dụng tức thì. Riêng tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt, mỗi ngày nên ăn 5, 6 nhánh tỏi sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.

Súc miệng nước muối: súc miệng nước muối có tác dụng giảm viêm và làm dịu họng, làm nóng vùng cổ họng và cuối cùng giúp hóa lỏng chất nhầy nhanh. Có thể bổ sung dầu bạch đàn vào nước nóng để tạo hơi xúc miệng cũng có tác dụng giúp long đờm nhanh.

Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để nới lỏng đờm và chất nhầy.

Thổi mũi thường xuyên để ngăn chặn đờm chảy vào trong.

Hít thở trong hơi nước như trong bồn tắm, sông hơi hoặc tắm nước nóng sẽ giúp thở dễ và long đờm nhanh.

Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích có trong chất tẩy rửa gia dụng, sơn, hóa chất hoặc khói thuốc lá.

Nên ăn thức ăn cay, cải ngựa hoặc ớt để giúp dễ thở và long đờm.

Bỏ thuốc lá, bởi khói thuốc kích thích cổ họng và làm cho tình trạng hô hấp thêm trầm trọng.

Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm như sữa, thực phẩm chiên nướng, nhiều đường, nhiều mỡ làm tăng sản xuất chất nhầy.

Ngoài các cách làm nói trên mọi người có thể tăng cường bài tập cho vùng ngực và phổi như thở sâu. Sẵn sàng ho và hắt hơi nếu có thể để thoát đờm ứ trong vòm họng. Uống trà nóng như trà bạc hà, trà chanh, cháo gà cho nhiều hành và rau thơm. Sử dụng các loại thảo dược như: rau thơm, cỏ cà ri, cam thảo và cây xô thơm... có tác dụng giúp thoát thải đờm dễ dàng. Riêng nhóm phụ nữ mang thai nên tránh dùng cam thảo và cây xô thơm, bởi chúng làm tăng nguy cơ sảy thai. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và điều độ. Những người mắc bệnh dị ứng thức ăn thì nên tránh xa những loại thực phẩm không hợp dễ gây bệnh. Nhóm người già nên bổ sung vitamin C, E và kẽm. Nên duy trì môi trường sống trong lành, năng vận động, tránh xa cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều và ngồi nhiều.

Xem chi tiết…

Triển vọng mới trong y khoa: Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D (3D printing) đã được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Nó không phải là khoa học viễn tưởng hoặc quá xa vời với cuộc sống của con người mà đang trở thành hiện thực, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực trị bệnh cứu người.


Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ in 3D

Một trong những thành tựu “đình đám” nhất của công nghệ in 3D là cứu sống bé trai 20 tháng tuổi người Mỹ tên là Kaiba Grion Friddo ở Yongstown, Ohio hôm trung tuần tháng 5 vừa qua, thoát chết do mắc căn bệnh hô hấp nghiêm trọng. Từ khi được 6 tuần tuổi, Kaiba đã mắc phải căn bệnh khó thở, đôi khi mặt mũi tím tái buộc phải thở hô hấp nhân tạo, hoặc làm các bước sơ cứu, thậm chí có đợt cơn bệnh kéo dài tới vài ba ngày. Theo các bác sĩ, Kaiba mắc phải căn bệnh hiếm gặp có tên là tracheobronchomalacia (bệnh hẹp đường thở), làm cho lượng khí ra vào phổi gặp khó khăn, khí quản yếu nên không làm được chức năng vốn có và ngay cả khi phẫu thuật đặt ống trong khí quản nhưng tính mạng vẫn nguy kịch.

Để cứu Kaiba, các chuyên gia ở ĐH Michigan đã tìm ra công nghệ in 3D, tạo ra một đoạn ống khí quản lắp chính xác vào khí quản tự nhiên của Kaiba, giữ cho khí quản luôn ở trạng thái mở. Nhờ máy in 3D, các nhà khoa học đã in được các đoạn ghép siêu mỏng theo từng lớp, rồi ghép lại tạo ra một khí quản hoàn chỉnh. Phương pháp tạo khí quản bằng máy in nói trên có nhiều ưu điểm so với phương pháp thủ công, vừa rút ngắn thời gian lại có độ chính xác cao. Được chế từ vật liệu polycaprolactone có thể tự “hòa tan” sau 3 năm khi khí quản của cơ thể phát triển đầy đủ. Với thời gian 24 giờ, các nhà khoa học đã tạo thành công khí quản cho bé Kaiba, chi phí bằng 1/3 phế quản được làm bằng phương pháp truyền thống. Sau 21 ngày thay phế quản, sức khỏe của Kaiba đã hồi phục trở lại, không còn phải dùng ống trợ thở như trước nữa và sau 4 tháng nằm viện, sức khỏe Kaiba đã hồi phục như những đứa trẻ bình thường khác.

Triển vọng của công nghệ in 3D trong y học

Công nghệ in 3D là một quy trình tạo ra những vật thể rắn 3 chiều từ một nguồn dữ liệu kỹ thuật số. Người ta có thể sử dụng công nghệ này để chế tạo “phụ tùng” dự phòng cho con người như trường hợp của bé Kaiba đề cập ở trên, hoặc tạo ra tai sinh học mà các chuyên gia Cao đẳng Y khoa Weill Cornell Mỹ vừa cho ra đời. Quá trình tạo ra các bộ phận cấy ghép dùng cho y học bằng công nghệ in 3D có thể tóm tắt như sau: Trước tiên, người ta tạo các thông tin kỹ thuật số, hay còn gọi là quét bộ phận cần thay thế bằng kỹ thuật CT, sau đó các dữ liệu này được đưa lên máy tính hoặc chuyển đến cho phòng thí nghiệm để tạo ra sản phẩm mong muốn, dựa trên vật liệu tương thích mà không bị cơ thể đào thải. Lợi thế của công nghệ in 3D là nhanh, chi phí rẻ, người bệnh không bị đau đớn. Đặc biệt, nó cứu được nhiều sinh mạng con người do phải chờ đợi vật liệu hiến tặng như lâu nay vẫn làm. Một trong những ứng dụng phổ biến của công nghệ in 3D trong y học là bioprinting (in sinh học) sản xuất nhanh các bộ phận nội tạng. Các bộ phận này được chế tạo từ chính vật liệu của người bệnh nên tương thích không bị đào thải mà chỉ cần một cú nhấn chuột máy tính là xong. Dưới đây là một số sản phẩm đi theo công nghệ in 3D nói trên:

Tạo ra các tế bào gốc dạng phôi người: Có rất nhiều cách tạo ra tế bào gốc nhanh bằng công nghệ in 3D, đây là tiến bộ rất mới, có tính kinh tế cao. Trên tạp chí Science số ra 5/2013 cho biết, các chuyên gia ở ĐH Endinburgh Anh mới đây đã dùng công nghệ in nói trên tạo ra được các tế bào gốc dạng phôi thai sống của con người. Những tế bào này có thể được dùng cho các xét nghiệm, tạo ra các loại thuốc chữa bệnh hoặc nuôi trồng thành các tế bào nội tạng cấy ghép.

In ra các mạch máu và mô tim: Đến nay, việc in các dạng mô của cơ thể con người không còn là chuyện lạ. Ví dụ, nhóm chuyên gia ở ĐH Mossouri Mỹ gần đây đã in được các mạch máu và các tấm mô của tim không khác gì các vật liệu mô tim sinh học. Từ sản phẩm này, Công ty Organovo của Mỹ đã được ra đời chuyên cung ứng cho thị trường những sản phẩm nói trên để phục vụ cho mục đích chữa bệnh. Viện công nghệ Fraunhofer của Đức vừa qua cũng đã tạo ra được các mạch máu bằng cách in các phân tử sinh học nhân tạo, mở ra triển vọng mới cho việc điều trị bệnh tim mạch.

Tạo da nhân tạo: Với cố gắng không mệt mỏi trong vòng 25 năm trở lại đây, con người đã tạo ra được da bằng mô nhân tạo để thay cho nhóm bệnh nhân bị bỏng như sản phẩm của Trung tâm Lazer Honnover của Đức vừa đưa ra giới thiệu là một ví dụ.

Tạo chi tiết miếng vá cho tim khi bị sự cố: Các chuyên gia ở ĐH Rostock của Đức hiện đang thực hiện ở khâu cuối cùng tạo ra những miếng vá cho những trái tim bị bệnh từ các tế bào được tạo ra bằng công nghệ in lazer vi tính hóa. Qua thử nghiệm vá vào tim của chuột bị bệnh tim đã mang lại kết quả tốt, mở ra triển vọng sáng sủa cho nhóm người mắc bệnh tim.

 Tạo sụn và xương: Trên tạp chí Tissue số ra 1/2011 cho biết, các nhà khoa học Đức đã dùng công nghệ in 3D tái tạo thành công hệ thống xương cho con người từ các tế bào gốc của chính người bệnh, nhằm phục vụ cho mục đích điều trị bệnh viêm xương khớp.

Phục vụ cho việc nghiên cứu, tạo tế bào để điều trị bệnh ung thư: Nhóm chuyên gia ở ĐH Harvard Mỹ mới đây đã in thành công các tế bào trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển các liệu pháp chữa bệnh mới, nhất là bệnh ung thư. Trong các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã dùng chính các tế bào ung thư lấy trong cơ thể người bệnh sau đó tạo ra các tế bào ung thư và đưa vào thử nghiệm để tìm ra những loại thuốc có thể điều trị được chính căn bệnh nan y này mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị.

Xem chi tiết…