Bệnh hẹp đường khí quản

khi-quan
Hỏi :

Bệnh của ông nội em bị hẹp đường khí quản,  khi trở trời là bị khó thở, người rất yệu Em xin hỏi bác sĩ là bênh của ông em có chữa được hết không? Nhiều người nói bệnh này là 1 dạng của bệnh hen, không thể chữa hết được, phải phòng ngừa là chịnh Như vậy có đúng không? Bác sĩ vui long chỉ cho em biết chỗ nào có thể điều trị bệnh này toốt nhất và có hiệu quả nhất . Em xin cám ợn (Nguyên ngọc Anh Khôi)
Xem thêm chuyên trang ung thư khí quản
Trả lời:

Bệnh hẹp khí phế quản có nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải như sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản, sau đặt nội khí quản, chấn thương khí quản... Hẹp khí quản cản trở chức năng hô hấp cũng như khả năng phát âm của bệnh nhân.

Hiện nay, thủ thuật đặt stent qua nội soi để cải thiện tình trạng hẹp khí quản được áp dụng khá hiệu quả.

Hen là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do viêm nhiễm mãn tính khi các phế quản nhỏ bị hẹp, không khí qua đó khó khăn vì:

- Co thắt của các cơ ở thành phế quản.

- Sưng và phù nề lốp niêm mạc của phế quản.

- Tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản.

Để chẩn đoán chính xác bệnh của ông nội, bạn cần đưa ông đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các sĩ sẽ có kết luận sau khi thăm khám và có chỉ dẫn điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Chỉ định của nội thông khí quản

Có năm chỉ định chính : tắc đường dẫn khí, sự hấp thụ oxy không thích đáng, sự thông khí không thích đáng, công hô hấp gia tăng và “ bảo vệ đường dẫn khí ” (airway protection).

Xem thêm > ung thư khí quản

Tắc đường dẫn khí (airway obstruction). Nếu đường dẫn khí bị tắc và không thể mở được với những thao tác được mô tả trên đây, phải nội thông khí quản.

Sự hấp thụ oxy không thích đáng (inadequate oxygenation). Nội thông khí quản nên được xét đến nếu nồng độ bảo hòa oxy của bệnh nhân dưới 90%, mặc đầu sử dụng oxy lưu lượng cao (high-flow oxygen) được cho qua một mặt nạ mặt (face mask). Oxy 100% chỉ có thể được cho một cách đáng tin cậy với một ống nội thông khí quản.

Những yếu tố khác phải được xét đến là sự thích đáng của lưu lượng tim, nồng độ Hb trong máu, sự hiện diện của giảm oxy-huyết mãn tính, và lý do bị giảm oxy-huyết.Ví dụ, những bệnh nhân với giảm oxy-huyết do các nối tắc phải-trái (right-to-left shunts) trong tim có thể có giảm oxy-huyết mãn tính (chronic hypoxemia). Cơ thể thường thích nghi bằng cách gia tăng nồng độ Hb trong máu. Vì có nối tắc trong tim (intracardiac shunt), việc cho oxy 100% với một ống nội thông khí quản có thể không hữu hiệu trong sự nâng cao độ bảo hòa oxy (oxygen saturation).

Sự thông khí không thích đáng (inadequate ventilation). Với sự giảm thông khí (hypoventilation), pC02 dần dần tăng cao, làm hạ pH của máu (nhiễm toan hô hấp).Với nồng độ C02 tăng cao dần, bệnh nhân cuối cùng bị hôn mê (CO2 narcosis). pH toàn thể thấp có thể được liên kết với tính kích thích và co bóp bất thường của cơ tim. Nếu những biến cố này xảy ra, bệnh nhân có thể cần phải được nội thông khí quản và thông khí cơ học. Sự thông khí hỗ trợ (assisted ventilation) cũng có thể được thực hiện mà không cần nội thông khí quản, nhưng trong hầu hết các bệnh nhân, mục đích này dễ đạt được hơn với nội thông khí quản.

Mức độ chính xác của pH hay pC02 đòi hỏi thông khí hỗ trợ, phải được xác định đối với mỗi bệnh nhân. Những yếu tố quan trọng gồm có nguyên nhân của sự giảm thông khí và tính mãn tính của nó. Nhiễm toan hô hấp mãn tính (ví dụ nơi một bệnh nhân với bệnh phổi tắc mãn tính) thường được dung nạp tốt hơn so với nhiễm toan hô hấp cấp tính. Thiếu máu cục bộ cơ tim, suy tim sung huyết, và gia tăng áp lực nội sọ là vài yếu tố làm dễ sự sử dụng thông khí cơ học sớm hơn.

Gia tăng công hô hấp. Bình thường các cơ hô hấp đảm trách dưới 5% sự tiêu thụ oxy toàn cơ thể. Nơi những bệnh nhân với suy hô hấp, điều này có thể gia tăng lên đến 40%. Có thể khó đánh giá công hô hấp bằng thăm khám lâm sàng.

Tuy nhiên những bệnh nhân có hơi thở nhanh và nông, sự sử dụng các cơ phụ hô hấp, hay hô hấp nghịch lý, ta có thể tiên đoán một công hô hấp cao. Khí huyết động mạch (pH, pC02, và p02) có thể bình thường nơi những bệnh nhân như thế. Nhiên hậu, các cơ hô hấp mệt và suy, gây nên sự hấp thu oxy và thông khí không thích đáng. Nội thông khí quản và thông khí cơ học là cần thiết để làm giảm công hô hấp. Thông khí cơ học đôi khi có thể thực hiện mà không cần nội thông khí quản, nhưng đáng tin cậy hơn nếu được thực hiện với nội thông.

Bảo vệ đường dẫn khí. Nơi bệnh nhân thức tỉnh, các phản xạ bảo vệ của đường dẫn khí bình thường ngăn ngừa hít dịch dạ dày vào phổi. Những bệnh nhân với trạng thái tâm thần bị biến đổi do một số nguyên nhân có thể mất những phản xạ bảo vệ này.

Việc mất các phản xạ bảo vệ đường dẫn khí khiến họ có nguy cơ cao bị viêm phổi do hít dịch (aspirartion pneumonia), được liên kết với tỷ lệ bệnh và tử vong gia tăng. Nội thông khí quản với một ống thông có bóng nhỏ (cuffed tube) có thể làm giảm nguy cơ hít dịch. Tuy nhiên nó không thể hoàn toàn ngăn ngừa sự hít dịch, bởi vì các chất lỏng còn có thể rò quanh quả bóng nhỏ của ống nội thông khí quản.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Biện pháp nội soi khí quản

khi-quan
Nội soi phế quản là gì ?

Nội soi phế quản là một thủ thuật giúp cho bác sỹ nhìn trực tiếp vào khí quản, phế quản (đường hô hấp) và vào một vài vùng của phổi. Nội soi phế quản là đưa ống soi qua mũi, qua thanh quản của bạn, xuống khí quản và vào phế quản.

Xem thêm>> chuyên trang ung thư khí quản

Ống soi phế quản là một ống mềm dài dễ uống cong có đường kính khoảng chừng cây bút chì nhỏ có ánh sáng ở cuối ống, qua nội soi, bác sỹ sẽ quan sát rất rõ ràng các vùng khác nhau của hệ thống hô hấp của bạn và có thể kiểm tra có hay không có bệnh lý nào hiện diện, tình trạng mãn tính cũng có thể được đánh giá. Qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy các mẩu mô, dịch nhầy để phân tích trong phòng thí nghiệm, mẫu sinh thiết có thể được lấy từ một vùng cụ thể, được thực hiện bằng cách sử dụng kìm nhỏ luồng qua ống soi phế quản. Nếu sinh thiết cần phải lấy từ một vùng khó thực hiện hơn thì cần đến X-quang có thể được sử dụng trong phòng tối để giúp bác sỹ xác định vị trí mô.

Tại sao phải nội soi phế quản ?

Những lý do phổ biến tại sao cần thiết phải nội soi phế quản bao gồm:
1-Nhiễm trùng: khi bệnh nhân đã nghi ngờ có nhiễm trùng nặng, nội soi phế quản được thực hiện để lấy mẫu bệnh phẩm từ vùng tổn thương của phổi, những mẫu này có thể được xem xét trong phòng thí nghiệm để cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác của nhiễm trùng.

2-Thâm nhiễm phổi: một biểu hiện bất thường trong phổi được nhìn thấy trên phim X-quang hoặc CT scanner có thể là nguyên nhân do nhiễm trùng, ung thư... Nội soi phế quản cho phép bác sỹ lấy mẫu từ vùng này, những mẫu này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiêm để tìm ra nguyên nhân rõ ràng của thâm nhiễm phổi.

3-Xẹp phổi đang tiến triển: xẹp một phổi hoặc một phần của phổi (chứng xẹp phổi) thường được gây ra bởi nguyên nhân gì đó như dị vật, khối u, hoặc chất nhầy đặc gây tắc đường hô hấp.Nội soi phế quản cho phép bác sỹ nhìn thấy sự tắc nghẽn, qua nội soi có thể loại bỏ các chất nhầy và dị vật nếu có, điều này giúp cho khai thông đường hô hấp.

4-Đang chảy máu: khi bệnh nhân ho ra máu, nội soi phế quản có thể giúp bác sỹ tìm ra nguyên nhân ho ra máu qua đó sẽ bơm thuốc giúp cầm máu, nếu khối u là nguyên nhân gây chảy máu, bác sỹ sẽ xác định vị trí khối u và lấy những mẫu mô (sinh thiết) qua ống nội soi, những mẫu này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để nhận dạng loại u, các khối u khác có thể có các lý do khác gây chảy máu thủ thuật này cũng giúp để xác định.

5-Thở khò khè và hẹp đường thở: một người có thể có khò khè hoặc âm thanh đường thở bất thường có thể là nguyên nhân được gây ra bởi vấn đề với cổ họng hoặc đường hô hấp của phổi, có thể có thở ngắn, thở khò khè, hoặc khó thở trong lúc ngủ, nội soi phế quản cho phép bác sỹ nhìn trực tiếp tại cổ họng, vùng dây thanh âm, và đường thở lớn để xác định mọi vấn đề. Nguyên nhân của loại thở này có thể bao gồm hoạt động dây thanh kém hay liệt, u vùng thanh môn, sự thõng xuống trong đường thở (nhuyễn phế quản) hoặc giọng nói nhỏ (bệnh thanh quản) hoặc mạch máu chèn ép vào bên ngoài của đường thở (mạch máu chèn ép)

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Phục hồi khí quản bị ung thư

Một nhóm bác sỹ thuộc Trung tâm Y tế mang tên Mari Lannlong có trụ sở ở gần Paris, Pháp do giáo sư Philipp Dartevil đứng đầu, mới đây đã tiến hành thành công ca phẫu thuật phục hồi khí quản của người bị ung thư.

Xem thêm >> ung thư khí quản

Giáo sư Dartevil nhấn mạnh rằng đây là trường hợp đầu tiên trên thế giới các bác sỹ đã tạo ra được khí quản mới thay thế khí quản của người bị ung thư bằng cách phẫu thuật.

Thông thường, các khối u ác tính trong khí quản thường dẫn đến tình trạng nghẹt thở khiến bệnh nhân tử vong. Phương pháp luận được áp dụng để tiến hành các ca phẫu thuật kiểu này đã được nghiên cứu từ năm 2004.

Nhiệm vụ chính của các bác sỹ là sử dụng mô da cẳng tay có kích thước 9x12cm của chính bệnh nhân để tạo ra một khí quản mới thay thế khí quản bị ung thư.

Trước khi cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân, mô da này được làm "chắc thêm" bằng sụn lấy từ phần xương sườn của người bệnh.

Các bác sỹ hy vọng đây là phương pháp tối ưu giúp loại trừ tình trạng thải ghép./

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Ngừa viêm khí phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm khí-phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các phế quản, nguyên nhân thường do nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc cả hai. Khi mắc bệnh, các nang phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.

Xem thêm >> ung thư khí quản

Biểu hiện của bệnh thường là khởi phát từ viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ , viêm họng, hắt hơi sổ mũi rồi mới chuyển sang viêm phế quản.

Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít, nhịp thở nhanh. Trường hợp nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong 1-2 tuần, nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn. Nếu không, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.

Cần phải phân biệt với bệnh tương tự là hen phế quản, trong hen phế quản triệu chứng chủ đạo là khó thở thành cơn, thường về đêm, xuất hiện đột ngột hơn hoặc xuất hiện khi thay đổi thời tiết, trẻ khó thở ra có tiếng cò cử….
Phòng bệnh:
- Cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ, để tăng cường sức đề kháng chống đỡ bệnh tật, nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi để trẻ tăng cường kháng thể. Tăng cường vệ sinh làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn bằng cách nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó làm sạch mũi cho trẻ.
- Mùa mưa, mùa lạnh nên giữ ấm cho trẻ. Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh, thường xuyên giữ ấm trẻ (ấm ngực, chân tay; quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay).
- Giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
- Chữa trị triệt để các bệnh đường hô hấp trên như: viêm họng, mũi, viêm amidan… Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…

Viêm thanh khí phế quản và những điều cần biết

Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Bệnh có thể gây kinh hãi cho các bậc cha mẹ và trẻ em.

Xem thêm >> ung thư khí quản

Viêm thanh khí phế quản rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp bệnh viêm thanh khí phế quản chỉ ở mức độ nhẹ nhưng bệnh có thể trở nặng và làm bé không thở được. Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ con mình bị viêm thanh khí phế quản và bé thở rất khó khăn.

Viêm thanh khí phế quản thường do virut gây ra, làm nhiễm trùng thanh quản và khí quản. Dấu hiệu chính của bệnh viêm thanh khí phế quản là tiếng ho khàn. Bệnh có thể bắt đầu bằng chứng cảm lạnh. Hầu hết các trẻ em bị bệnh viêm thanh khí phế quản do virút đều bị sốt nhẹ nhưng một số trẻ có thể sốt lên đến 40°C hoặc 104°F.

Dấu hiệu
Tiếng ho khàn tiếng
Thở khó khăn hoặc phát ra âm thanh lớn
Thở thô ráp
Thở hổn hển
Bạn cần làm gì

Gọi số 115 hoặc xe cứu thương ngay lập tức nếu có dấu hiệu

Không thể nói do bị hụt hơi.
Dường như thở rất khó khăn.
Mỗi lần hít vào, âm nghe nghe rin rít (gọi là thở rít*.)
Chảy nước miếng nhiều hơn bình thường hoặc nuốt nước miếng rất khó khăn.
Miệng hoặc móng tay tái xanh.

Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy trẻ bị viêm thanh khí phế quản nặng. Đó có thể cũng là dấu hiệu của các chứng bệnh nghiêm trọng khác. Dù đó là dấu hiệu của bệnh gì đi nữa, bạn cần đưa con đến bệnh viện.

Những ai bị viêm thanh khí phế quản?

Hầu hết trẻ em sẽ một hai lần bị viêm thanh khí phế quản trong đời. Một số trẻ em luôn bị viêm thanh khí phế quản khi cảm lạnh hoặc bị cúm. Có thể bị viêm thanh khí phế quản bất cứ lúc nào nhưng bệnh thường xảy ra vào mùa đông.

Trẻ em thường dễ bị bệnh viêm thanh khí phế quản nhất là vào khoảng từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh ít xảy ra đối với trẻ sau 3 tuổi. Do khí quản của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển lớn hơn nên sưng họng thường không gây trở ngại cho việc hít thở.

Nếu con bạn thường xuyên bị viêm thanh khí phế quản, có thể bé có các vấn đề khác nữa. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bé.

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản không?

Bạn không thực sự ngăn ngừa được bệnh viêm thanh khí phế quản nhưng có thể ngăn ngừa một bệnh khác nghiêm trọng hơn – đó là bệnh viêm nắp thanh môn cấp tính . Các triệu chứng bệnh rất giống với triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản nhưng còn tồi tệ hơn. Bệnh này thường xảy ra với trẻ từ 1 đến 5 tuổi.

Tuy nhiên, tin đáng mừng là vắc-xin Hib có thể ngăn ngừa căn bệnh này. Con bạn nên được cho chích ngừa mũi Hib đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi.
Gọi bác sỹ nếu…
Con bạn chỉ mới một tuổi hoặc nhỏ hơn, hoặc
Cơn ho ngày càng trở nặng.
Cách điều trị tại nhà

Viêm thanh khí phế quản có thể làm con bạn thức giấc lúc nửa đêm. Nếu bé không gặp khó khăn trong việc hô hấp, hãy thử những phương pháp điều trị tại nhà sau:
Mở nước nóng trong phòng tắm để hơi nóng bốc lên. Cho bé vào phòng để hít khí ẩm trong vòng 15 đến 20 phút. Xông hơi có tác dụng hiệu quả đối với nhiều trẻ em.
Nếu xông hơi không mang lại hiệu quả, hãy quấn khăn cho bé và đưa ra ngoài trời trong vài phút. Không khí mát mẻ buổi đêm có thể giúp bé thở dễ dàng hơn.
Sử dụng máy làm ẩm phun sương trong phòng suốt cả đêm. Mở máy trong 2 - 3 đêm tiếp theo.

Thuốc điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản

Bác sĩ có thể kê đơn cho dùng thuốc steroids* . Steroids có tác dụng giúp cổ họng bớt sưng tấy.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng bởi vì bệnh viêm thanh khí phế quản là do virut gây ra.

Xi-rô Ho cũng không có tác dụng mà thậm chí nó còn làm bệnh tồi tệ hơn. Xi-rô có thể ngăn không ho ra đàm, mà đáng ra cần phải ho đàm ra ngoài khi bị nhiễm trùng.

Nguồn sưu tầm
Xem chi tiết…