Cách chọn ống nội khí quản trong nhi khoa

Ống nội khí quản (ảnh minh họa)

1. Các loại ống NKQ:

- NKQ có bóng chèn: Sử dụng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn.

- NKQ không có bóng chèn: Dùng cho trẻ < 8 tuổi. Trẻ dưới tuổi này có chỗ hẹp giải phẫu bình thường ở mức sụn nhẫn, cung cấp một bóng chèn chức năng. Không sử dụng bóng chèn ở tuổi này trong mọi tình huống. Ống NKQ có bóng chèn nhỏ hiện sẵn có cho những trẻ nhỏ cần áp lực hít vào cao như suyễn nặng hay hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).

Ống nội khí quản có bóng chèn và không có bóng chèn.

2. Kích thước ống NKQ:

Dựa vào đường kính trong (Internal Diameter: ID):

- Sơ sinh:

+ < 1000 g: 2.5

+ 1000 – 2000 g: 3.0

+ 2000 – 3000 g: 3.5

+ > 3500 g: 3.5 – 4.0

- < 6 tháng: 3.5 – 4.0

- 6 – 12 tháng: 4.0 – 4.5

- 12 – 24 tháng: 4.5 – 5.0

- > 24 tháng: ID = 4 + tuổi/4.

Dựa vào đường kính ngoài: Ước tính bằng ngón tay út của bệnh nhân.

3. Độ dài ống NKQ sau khi đặt:

- Tuổi/2 + 12 cm: Nếu đặt đường miệng.

- Tuổi/2 + 15 cm: Nếu đặt đường mũi.

- Có thể ước lượng nhanh: Chiều dài = ID x 3.

Nguồn: Thực hành lâm sàng Nhi khoa - Bộ môn Nhi - ĐHYD TPHCM.
Xem chi tiết…

Phẫu thuật thành công ca bệnh ung thư khí quản ngực

Chiều 16-2, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ Khoa Tiết niệu-Lồng ngực của BV đã phẫu thuật thành công ca bệnh ung thư khí quản ngực.

Hiện tại sức khỏe bệnh nhân Huế đã ổn định bình thường, chờ ngày xuất viện.

Hiện tại sức khỏe bệnh nhân Huế đã ổn định bình thường, chờ ngày xuất viện.

Trước đó, ngày 5-2, bà Trần Thị Huế (75 tuổi, trú xã Hòa Bắc, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhập viện với các triệu chứng: ho ra máu, khó thở.

Tiến hành chụp CT Scanner ngực và nội soi phế quản, các bác sĩ phát hiện khối u trong lòng khí quản, bít gần hoàn toàn khí quản. Bệnh nhân được hội chẩn và mổ cấp cứu, mở ngực, mở khí quản ngực, cắt u. Sau hơn 1 giờ, Thạc sĩ - bác sĩ Thân Trọng Vũ và bác sĩ Lê Kim Phượng đã thực hiện thành công ca phẫu thuật.

Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ cho thấy bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến nang, một bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 0,2% trong tổng số ung thư hệ hô hấp.

Bệnh diễn biến âm thầm nên thường phát hiện muộn và một khi đã xuất hiện triệu chứng thì dễ dẫn đến suy hô hấp và ảnh hưởng tính mạng nếu như không kịp thời khai thông đường thở. Đây là trường hợp đầu tiên phẫu thuật thành công ung thư khí quản ngực tại Bệnh viện Đà Nẵng.


(Nguồn: Xã Luận Tin Tức)


Xem chi tiết…

Hôn nhân có lợi cho bệnh nhân ung thư

Trong một nghiên cứu mới gồm hơn 700.000 người có chẩn đoán mắc các dạng ung thư nguy hiểm nhất tại Mỹ, các tác giả thấy rằng những bệnh nhân đã kết hôn có khả năng phát hiện bệnh sớm, nhận được các cách điều trị tiềm năng và sống lâu hơn so với những bệnh nhân chưa kết hôn.



Nhóm nghiên cứu quan sát thấy rằng so với bệnh nhân chưa kết hôn thì tỉ lệ tử vong giảm 20% ở bệnh nhân đã kết hôn – lợi ích lớn hơn so với một số dạng hóa trị được sử dụng trong điều trị ung thư.

Tiến sĩ Paul Nguyen, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Bệnh viện Brigham và phụ nữ ở Boston (Mỹ), nói: “Kết quả thật đáng ngạc nhiên”. Lợi ích bảo vệ mà hôn nhân mang lại có thể một phần là do người bệnh ung thư luôn được bạn đời quan tâm đến sức khỏe và nhắc nhở về việc sàng lọc ung thư.

Trong nghiên cứu này, các tác giả thấy rằng những người độc thân tăng 17% khả năng bị ung thư di căn ra ngoài vị trí ban đầu. Khả năng nhận được các liệu pháp điều trị phù hợp cũng ít hơn 53% ở những người chưa kết hôn.

Lợi ích của hôn nhân dường như tiếp tục khi người bệnh phải trải qua các trị liệu gây đau đớn vì họ luôn có bạn đời ở bên khích lệ, động viên.

Kết quả này phù hợp với các kết quả từ một nghiên cứu năm 2005 cho thấy phụ nữ lớn tuổi đã kết hôn bị ung thư vú có tỉ lệ tử vong thấp hơn sau khi có chẩn đoán so với những phụ nữ chưa kết hôn.

(Nguồn: tạp chí Journal of Clinical Oncology.)
Xem chi tiết…